Bộ Công thương kết luận vụ Con Cưng: Không có chuyện Con Cưng bán hàng giả
Sáng 17/8, Bộ Công thương đã công bố kết luận vụ Con Cưng. Các kết luận cho thấy không có chuyện Con Cưng kinh doanh hàng giả.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Bộ Công an đề xuất phạt đến 15 năm tù với hành vi bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử có từ 12.500 người theo dõi. Luật sư cảnh báo cần làm rõ tiêu chí và tránh hình sự hóa người vô ý.
Trước thực trạng hàng giả tràn lan trên sàn thương mại điện tử, Bộ Công an vừa đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng tăng mức án phạt tù từ 10 đến 15 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả khi thực hiện qua nền tảng có từ 12.500 tài khoản theo dõi trở lên. Đây được xem là bước đi quyết liệt nhằm siết chặt quản lý môi trường số, bảo vệ người tiêu dùng và giữ gìn sự công bằng, minh bạch của thị trường trực tuyến.
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, nhiều đối tượng đã lợi dụng đặc điểm ẩn danh và dễ tiếp cận để kinh doanh hàng giả một cách tinh vi. Việc sử dụng các tài khoản có lượng theo dõi lớn giúp tạo độ tin cậy ảo, từ đó lừa dối người tiêu dùng, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh…
Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Văn Hà - Giám đốc Công ty luật ARC Hà Nội, đề xuất này cần được rà soát kỹ lưỡng để tránh lạm dụng trong thực tiễn. Ông nhấn mạnh: "Tiêu chí '12.500 tài khoản theo dõi' cần được định nghĩa rõ ràng và thống nhất giữa các nền tảng như Facebook, TikTok, Shopee… để đảm bảo công bằng pháp lý.
Luật sư Hà cho biết, chủ thể bị xử lý có thể là người làm thuê livestream, quảng bá sản phẩm mà không biết nguồn gốc hàng hóa. Do đó, cần làm rõ vai trò đồng phạm hay vô can của nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, cần phân biệt rạch ròi giữa lỗi vô ý và cố ý, tránh hình sự hóa người bán hàng không biết sản phẩm là hàng giả.
Song song với xử lý hình sự, cần xây dựng cơ chế cảnh báo, kiểm duyệt và giám sát nội dung hiệu quả hơn từ phía nền tảng thương mại điện tử, nhằm ngăn chặn sớm hành vi vi phạm.
"Dự thảo sửa đổi lần này mở ra cơ hội để các bên liên quan, từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp đến giới luật sư cùng thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện khung pháp lý. Mục tiêu không chỉ là răn đe nghiêm khắc, mà còn bảo vệ người tiêu dùng và không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian số", luật sư Hà nêu quan điểm.