Ngày 2/4, ông Trump dự kiến công bố mức thuế "có đi có lại" với Trung Quốc, cảnh báo cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã
chỉ trích thâm hụt thương mại khổng lồ giữa hai nước và trong chiến dịch tranh
cử, ông từng đe dọa áp thuế lên đến 60% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc xuất
khẩu sang Mỹ. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh có thể sẽ là mục tiêu chính của các
biện pháp dự kiến được công bố vào thứ Tư tới (giờ Mỹ).
Chiến thuật “không rõ ràng”
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây,
Trump lại gợi ý rằng ông có thể giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
như một phần của thỏa thuận lớn hơn liên quan đến việc bán nền tảng mạng xã hội
TikTok của Trung Quốc.
Phát biểu trên chuyên cơ Air Force
One hôm Chủ nhật, ông Trump một lần nữa cam kết sẽ đạt được thỏa thuận về nền
tảng này trước hạn chót vào 5/4, theo CNN.
Ông cũng ca ngợi "mối quan hệ tuyệt vời" với Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình, ngay cả khi ông thắt chặt các biện pháp kiểm soát đối với khả năng
tiếp cận công nghệ Mỹ của Trung Quốc.
Một tàu container đang đậu tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 24/3/2025. Ảnh: CFOTO
Bắc Kinh không phải là bên duy nhất
phải đối mặt với sự thay đổi thất thường của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai.
Tổng thống Mỹ dường như đang sử dụng sự bất định như một vũ khí chiến thuật khi
đối đầu với các đối tác thương mại trên toàn cầu.
Ngày 31/3, thị trường chứng khoán
châu Á giảm theo xu hướng của hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ, do lo ngại về
các mức thuế sắp tới. Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi có nhiều
hãng sản xuất ô tô có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp mà ông
Trump công bố tuần trước, chịu tác động mạnh nhất.
Tuy nhiên, đối với Trung Quốc – nền
kinh tế có quy mô gần bằng Mỹ và là đối thủ địa chính trị quan trọng của
Washington – diễn biến trong quan hệ song phương có thể tác động đến toàn thế
giới.
Một kịch bản có thể xảy ra là sự
tách rời nền kinh tế Mỹ - Trung trên thực tế, điều này sẽ làm gián đoạn chuỗi
cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hai nền kinh tế. Một kịch
bản khác có thể là hai bên tìm ra cách thức để cùng tồn tại trong nền kinh tế
toàn cầu một cách ổn định hơn.
“Chúng ta đang đứng trước một ngã rẽ
thực sự”, Scott Kennedy, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và
Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói tại một diễn đàn kinh doanh toàn cầu ở Bắc
Kinh tuần trước.
“Có thể các cuộc đàm phán và áp lực
sẽ dẫn đến việc rút lại các lời đe dọa và khôi phục mối quan hệ ổn định hơn,
nhưng tình hình cũng có thể xấu đi rất nhiều. Thuế có thể tăng vọt và đầu tư có
thể sụt giảm, dẫn đến sự tách rời từng phần giữa hai nền kinh tế, kéo theo
nhiều tổn thất”, ông nói.
Trước tình hình bất ổn này, Bắc Kinh
đã đưa ra thông điệp rõ ràng: Mỹ nên “sớm quay lại con đường đối thoại và hợp
tác,” một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu hồi đầu tháng. Nhưng nếu
Mỹ muốn chiến tranh – dù là chiến tranh thuế quan, chiến tranh thương mại hay
bất kỳ loại chiến tranh nào khác – thì Trung Quốc cũng “sẵn sàng chiến đấu đến
cùng.”
Ăn miếng trả miếng
Trong cuộc gặp mà Mỹ mô tả là "cuộc
gặp gỡ giới thiệu" giữa Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer và Phó Thủ
tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tuần trước, ông Hà đã "bày tỏ mối quan ngại
sâu sắc" về các mức thuế hiện tại của Mỹ cũng như khả năng áp thêm thuế
vào ngày 2/4, theo truyền thông Trung Quốc.
Một bài viết từ một tài khoản mạng
xã hội của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc dẫn lời ông Hà: “Nếu Mỹ kiên
quyết làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ kiên quyết đáp trả”. Ông
cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ sự thay đổi nào từ phía Mỹ đối với quy chế thương
mại của Trung Quốc “sẽ không ảnh hưởng đến sự hợp tác đôi bên cùng có lợi của
Trung Quốc với thế giới”.
Trung Quốc đã nhanh chóng đáp trả –
dù ở mức độ vừa phải – đối với hai đợt thuế bổ sung 10% mà ông Trump đã áp đặt
lên hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời chuẩn bị một loạt biện
pháp đối phó khác.
Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý
Cường đã ký một sắc lệnh tăng cường “Luật chống trừng phạt” của nước này, cho
phép Bắc Kinh thực hiện các biện pháp đối phó đối với các quốc gia “kiềm chế
hoặc đàn áp” Trung Quốc hoặc phân biệt đối xử với các thực thể và cá nhân Trung
Quốc.
Đầu tháng này, Bắc Kinh cũng đã sử
dụng các biện pháp chống phân biệt đối xử theo Luật Thương mại Ngoại thương của
mình lần đầu tiên để tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Canada. Cuối năm ngoái,
chính phủ Trung Quốc sửa đổi các quy định kiểm soát xuất khẩu đối với hàng hóa
“lưỡng dụng” và sau đó nhanh chóng siết chặt việc xuất khẩu gallium, germanium,
antimony – các nguyên liệu quan trọng ứng dụng trong quân sự.
“Trung Quốc hiểu rằng cách họ đối
phó với Mỹ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump có thể không còn hiệu quả”, Shen
Dingli, chuyên gia quan hệ quốc tế ở Thượng Hải, nhận định. “Bắc Kinh đã đánh
giá thấp quyết tâm của Mỹ trong việc tiến hành một cuộc chiến, họ không có đủ
‘đạn dược’ để thực hiện một cuộc chiến ‘ăn miếng trả miếng’ với Mỹ”.
Lần trước, các biện pháp trả đũa của
Trung Quốc chủ yếu là áp thuế lên hàng loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, trước khi
hai bên đạt được thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” mà nhiều nhà phân tích
cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện đầy đủ.
Lần này, Bắc Kinh đang hành động
chiến lược hơn và sử dụng nhiều công cụ khác để hướng tới các cuộc đàm phán cấp
cao với Trump nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng, chuyên gia Shen cho biết.
“Việc tách rời và phá vỡ chuỗi cung
ứng sẽ gây hại cho tất cả mọi người và không mang lại kết quả gì”, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu ở
Bắc Kinh tuần trước, trong đó có các CEO của FedEx và Qualcomm. “Ngăn chặn con
đường của người khác rốt cuộc cũng chỉ cản trở chính mình”, ông nói.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) leo thang, đe dọa nền kinh tế toàn cầu, một số công ty khởi nghiệp công nghệ AI của Đức lại đang hưởng lợi bất ngờ.
Trong tình hình kinh tế thế giới chịu nhiều tác động đa chiều, để đối phó với nguy cơ chiến tranh thương mại, Trung Quốc tiến hành chính sách khóa chặt công nghệ tiên tiến, giữ thế thượng phong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bữa sáng đơn giản của người Mỹ không còn là lựa chọn tiết kiệm khi giá cả leo thang chóng mặt. Giá trứng tăng gấp 4, kéo theo giá bữa sáng cơ bản tăng vọt, ăn ngoài đã chạm ngưỡng 20 đô.
Giữa bão thuế quan Mỹ - Trung, một nữ CEO ngành dệt may Trung Quốc lạc quan đối diện việc mất đơn hàng triệu đô, trích dẫn kinh điển của Jack Ma về thị trường nội địa 1.4 tỷ dân.
Sau khi phía Mỹ leo thang thuế quan lên 245%, giới phân tích Anh đã chỉ ra '3 lá bài tẩy' của Trung Quốc gồm thặng dư thương mại, nắm giữ nợ Mỹ và kiểm soát khoáng sản hiếm, đủ sức đối trọng với Washington.
Mỹ đã phát động các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với công ty trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc, cáo buộc ứng dụng này là mối đe dọa an ninh, nghi ngờ đánh cắp công nghệ Mỹ và rò rỉ dữ liệu người dùng.
Giữa căng thẳng thuế quan thương mại Mỹ - Trung, các ứng dụng mua sắm trực tuyến của Trung Quốc bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ tại thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ, trong đó Taobao dẫn đầu xu hướng gây sốt.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đạt đến đỉnh điểm mới khi chính quyền Trump áp mức thuế quan 245% lên hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả mạnh mẽ, tuyên bố "không sợ chiến đấu" và yêu cầu Mỹ từ bỏ áp lực để đàm phán.