Mối quan hệ mặt đất - bầu trời giữa SGN và Vietjet trước khi 'chia tay'
Thứ tư, 23/04/2025 15:21 (GMT+7)
SGN đang nắm giữ phần lớn thị phần phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất, chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục hàng không, dịch vụ hành lý, sân đỗ máy bay,... Kể từ khi lên sàn, doanh nghiệp này thường xuyên "ăn nên làm ra" và sở hữu cả núi tiền mặt nghìn tỷ trong tay.
Từ ngày 20/4 đến sáng nay 22/4, hàng loạt chuyến bay nội địa từ sân bay Tân Sơn Nhất đi các tỉnh ghi nhận tình trạng chậm giờ cất cánh kéo dài, hành khách không nhận được hành lý. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhiều người phải ngồi chờ đợi vật vờ vì chuyến bay liên tục trì hoãn, không rõ thời gian khởi hành tiếp theo. Điều này đã dấy lên nhiều ý kiến bức xúc từ hành khách, cũng như người dân.
Hàng loạt chuyến bay nội địa từ sân bay Tân Sơn Nhất đi các tỉnh bị delay nhiều giờ đồng hồ liền trong ngày 20/4 - 22/4. (Ảnh: FB).
Lý giải nguyên nhân này, Vietjet cho biết từ ngày 20/4 hãng hàng không đã tự thực hiện dịch vụ mặt đất thay vì sử dụng dịch vụ của CTCP Phục vụ mặt đất Sài Gòn (Mã: SGN) như trước đây.
Theo lý giải từ Vietjet, bên cạnh việc chuyển đổi dịch vụ mặt đất, việc sự kiện này trùng với dịp hãng gấp rút các công tác chuẩn bị chuyển sang nhà ga mới T3 và lượng khách tăng cao trước thềm nghỉ lễ 30/4-1/5 đã khiến nhiều chuyến bay phải điều chỉnh kế hoạch.
Phía SGN cũng công bố đã chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất trọn gói với hãng bay này tại sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 20/4.
SGN đánh giá đây là sự kiện ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh. Công ty đang xây dựng kế hoạch cho năm 2025, trong đó sẽ tập trung tìm kiếm khách hàng mới, phát triển dịch vụ nhằm gia tăng doanh thu, đồng thời tiết giảm chi phí để trình cổ đông trong kỳ họp thường niên sắp tới.
Mối quan hệ giữa Vietjet và SGN
Vietjet là một trong ba cổ đông lớn của SGN. CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn được thành lập theo Quyết định ngày 30/12/2004 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, chuyển đổi
từ Trung tâm dịch vụ Hàng không thành Công ty Phục vụ Mặt đất Sài Gòn, một
đơn vị thành viên thuộc Cụm Cảng Hàng không miền Nam. Chức năng chính
của Công ty là cung cấp các loại hình dịch vụ phục vụ mặt đất theo tiêu chuẩn
của Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA) và của các hãng Hàng không.
Đến nay, các dịch vụ SGN đang cung cấp bao gồm dịch vụ thủ tục hàng không, dịch vụ hành lý, dịch vụ kỹ thuật sân đỗ máy bay, dịch vụ phi hành không (bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị chuyên ngành,...).
Tính đến cuối năm 2024, vốn điều lệ của SGN đạt gần 336 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu là 48,03%, Quỹ đầu tư nước ngoài America LLC sở hữu 24,96% và CTCP Hàng không VietJet với 9,11%.
Trong đó, Vietjet trở thành cổ đông lớn của SGN vào tháng 7/2019.
Tổng cộng, 3 cổ đông lớn nhất nắm giữ 82,1% cổ phần của SGN.
Nguồn: Báo cáo tài chính SGN.
Phần lớn công nợ của SGN đến từ Vietjet và Bamboo Airways. Theo báo cáo tài chính quý IV/2024 của SGN, công ty đang hợp tác cung cấp dịch vụ cho nhiều hãng bay, từ nội địa cho đến quốc tế, như Vietjet, Vietravel Airlines, Vietjet đến Qatar Airways, Asiana Airlines, Thai Air Asia,...
Tại cuối tháng 12/2024, khoản phải thu của SGN với Vietjet đạt chưa tới 54 tỷ đồng, giảm 100 tỷ đồng sau một năm. Con số này chiếm 1/5 tổng các khoản phải thu của khách hàng ngắn hạn của SGN.
Bên đang có công nợ nhiều nhất với SGN là Hãng bay Bamboo Airways khi số dư ghi nhận gần 70 tỷ đồng. Trong khi Vietravel Airlines chỉ ghi nhận chưa tới 9 tỷ và ACV chỉ ghi nhận con số 4 tỷ đồng.
SGN còn đang trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi gần 107 tỷ đồng, chiếm phần lớn từ Bamboo Airways (70 tỷ). Từ tháng 1/2024, SGN đã chấm dứt hợp đồng với Bamboo Airways do nợ tồn đọng kéo dài.
Công nợ của Vietjet tại SGN còn chưa tới 54 tỷ đồng. (Nguồn: BCTC quý IV/2024).
SGN ăn nên làm ra, nắm giữ hơn nghìn tỷ đồng tiền mặt
Kể từ khi lên sàn HOSE vào cuối năm 2015, SGN chưa một lần thua lỗ. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế giai đoạn trước đại dịch COVID-19 liên tục tăng trưởng. Đỉnh điểm năm 2019 với doanh thu lên tới 1.585 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 378 tỷ. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt tới gần 25%, đồng nghĩa cứ thu về 100 đồng sẽ lãi được 1/4 trong đó.
Giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của ngành hành không 2020 - 2021, nhiều hãng bay thua lỗ cả nghìn tỷ đồng, thế nhưng SGN vẫn duy trì lợi nhuận.
Từ sau đại dịch, doanh nghiệp phục vụ mặt đất này hồi phục lại các kết quả kinh doanh đã duy trì trước đó.
Số liệu mới nhất cho thấy, năm 2024, đơn vị ghi nhận 1.518 tỷ đồng doanh thu, lãi 296 tỷ đồng, tăng lần lượt 4% và 23% so với năm trước đó. Biên lãi gộp đạt tới 33% - con số đáng mơ ước của nhiều doanh nghiệp trên sàn.
Tính riêng trong quý IV, trong gần 390 tỷ đồng doanh thu đem về, Vietjet đóng góp 142 tỷ đồng, chiếm 36% tổng doanh thu của SGN.
SGN kinh doanh thuận lợi kể từ khi lên sàn, luôn duy trì có lãi. (Nguồn: Báo cáo tài chính).
Một điểm đáng chú ý của SGN phải kể đến lượng tiền nhàn rỗi mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Tính đến hết năm 2024, SGN có hơn 1.050 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, chiếm trên 70% tổng tài sản. Với số tiền nghìn tỷ đồng trong tay, doanh nghiệp này thường có thêm lãi từ việc gửi ngân hàng, làm dày thêm lợi nhuận sau thuế. Trong năm vừa rồi, doanh thu từ hoạt động tài chính của SGN đạt 46 tỷ đồng.
Vì nắm giữ khối tiền mặt "dư dả" nên SGN "nói không với nợ vay", điều này rất hiếm xảy ra với các doanh nghiệp trên sàn khi đa số đều muốn sử dụng đòn bẩy để tận dụng nguồn vốn tối ưu (ngay cả những doanh nghiệp nắm cả tỷ USD tiền mặt như Thế Giới Di Động, Hoà Phát, PV GAS,... cũng đi vay).
Mới đây, Hội đồng quản trị của SGN đã thông qua góp vốn thành lập Công ty TNHH Phục vụ mặt đất Sài Gòn – Long Thành, trong đó, SGN sẽ góp xấp xỉ 250 tỷ đồng bằng tiền mặt, chiếm 75% vốn điều lệ của Công ty Phục vụ mặt đất Sài Gòn – Long Thành (333 tỷ đồng), số còn lại do Công ty Cổ phần Phục vụ Mặt đất Hà Nội (HGS) góp.
SGN chuyên cung cấp các dịch vụ phục vụ mặt đất trong sân bay như làm thủ tục hàng không, dịch vụ hành lý, dịch vụ kỹ thuật sân đỗ máy bay,...
Theo SGN, việc thành lập pháp nhân mới này nhằm để tổ chức thực hiện đầu tư, vận hành, khai thác Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không và dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất số 2 tại Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Sân bay Long Thành với công suất giai đoạn 1 là 25 triệu hành khách/năm đang được coi là "mỏ vàng" để nhiều công ty tham gia khai thác dịch vụ tại đây, bởi khi đi vào hoạt động, khoảng 80% lượng hành khách quốc tế từ Tân Sơn Nhất sẽ chuyển về Long Thành.
SGN cũng không ngoại lệ. Với lượng tiền mặt dồi dào, kinh nghiệm nhiều năm trong mảng dịch vụ sân bay, SGN cũng không ngại lý do để mở rộng địa bàn kinh doanh, giúp gia tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Vietjet cải thiện công tác phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất, sau khi tự phục vụ từ 20/4/2025. Hãng cần bổ sung nhân lực, phối hợp với các đơn vị liên quan để khắc phục.
12 ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh quý I cho thấy bức tranh lợi nhuận tươi sáng ngoài dự báo trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức, nhiều nơi ghi nhận tăng trưởng hai đến ba chữ số.
Sáng 23/4, tiếp tục chương trình của phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2025.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Vietjet cải thiện công tác phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất, sau khi tự phục vụ từ 20/4/2025. Hãng cần bổ sung nhân lực, phối hợp với các đơn vị liên quan để khắc phục.
Mở cửa phiên sáng 22/4, cổ phiếu NVL của Novaland hút dòng tiền mạnh, đưa thị giá bật tăng trong bối cảnh thị trường chung có xu hướng điều chỉnh giảm. Cổ phiếu bất động sản này hôm nay nằm trong top 7 cổ phiếu trên HOSE được mua bán tích cực nhất trong phiên 22/4.
Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.