Thuế quan của Mỹ 'chém' trúng Musk, tài sản sụt giảm 11 tỷ USD
Mất 11 tỷ USD chỉ trong vòng một ngày, tuy nhiên tỷ phú Elon Musk vẫn là người giàu nhất hành tinh.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Chuyên gia kinh tế, nhà bình luận tài chính giàu kinh nghiệm người Mỹ Jim Cramer, sau khi thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong hai ngày liên tiếp, đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc rằng Phố Wall có thể chứng kiến một vụ sụp đổ thị trường kiểu "Thứ Hai đen tối".
Người dẫn chương trình nổi tiếng của đài CNBC mới đây đã thẳng thắn chia sẻ thị trường đã bước vào trạng thái cực kỳ mong manh, mọi diễn biến tiếp theo sẽ phụ thuộc vào hành động của Tổng thống Donald Trump. Ông gợi lại sự kiện "Thứ Hai đen tối" (Black Monday) ngày 19/10/1987, một vụ sụp đổ thị trường chứng khoán lịch sử khi chứng khoán Mỹ lao dốc 22.6% trong một ngày và cho rằng nếu tình hình hiện tại không thay đổi, thảm cảnh lịch sử có thể tái diễn.
"Thứ Hai đen tối" là cách gọi ngày 19/10/1987, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm đột ngột 22.6%, thiết lập kỷ lục về mức giảm phần trăm trong một ngày lớn nhất lịch sử chứng khoán Mỹ. Giá trị thị trường của chỉ số Dow Jones ngày hôm đó bốc hơi 503 tỷ USD, tương đương GDP cả năm của Pháp. Sự kiện này kéo theo sự lao dốc của các thị trường chứng khoán toàn cầu, gây ra hoảng loạn trên thị trường tài chính.
Theo Mitrade, vào sáng ngày 5/4, Jim Cramer đã đăng trên mạng xã hội X rằng thế giới đang cố gắng tái thiết lập một "trật tự thế giới mới, yếu hơn" trong thời gian ngắn, nhưng hiện tại không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy có thể loại trừ một sự sụp đổ kiểu năm 1987. Ông nói thẳng rằng những nhà đầu tư cố gắng "bắt đáy" trong thời gian qua giờ đây đều đã "chìm nghỉm".
Thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng hoảng loạn sau khi Tổng thống Trump công bố chính sách thuế quan mới đối với các đối tác thương mại lớn trên toàn cầu. Chỉ số S&P 500 đã giảm gần 10% chỉ trong vòng hai ngày, tính từ mức đỉnh hồi tháng 2, chỉ số này đã mất tổng cộng 17.4%. Vào ngày 4/4, S&P 500 tiếp tục mất mốc 5100 điểm, giảm 6% trong phiên, mức sụt giảm mạnh hiếm thấy, tương đương với các sự kiện như Thứ Hai đen tối 1987, khủng hoảng tài chính 2008 và giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 năm 2020.
Kỳ vọng của các nhà giao dịch rằng đợt phục hồi sau điều chỉnh tháng 3 sẽ tạo thành ngưỡng hỗ trợ đã nhanh chóng tan vỡ. Công ty Bespoke Investment Group nhận định thị trường "đã mất phương hướng" ngay cả khi báo cáo việc làm được công bố cùng ngày cho thấy nền kinh tế vẫn vững chắc cũng không thể trấn an nhà đầu tư.
Trong khi đó, ông Jim Paulsen từ Paulsen Perspectives bày tỏ sự nghi ngờ về logic đằng sau chính sách thuế quan, cho rằng các chính sách này đang nhanh chóng bộc lộ sự bất cập. Paulsen nhận định, trong bối cảnh áp lực kinh tế toàn cầu đang gia tăng, việc Mỹ chọn đánh thuế cả thế giới là một động thái cực kỳ không đúng thời điểm. Đồng thời, ông cũng chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vì vẫn từ chối phát đi bất kỳ tín hiệu nới lỏng nào, cho rằng lập trường "không vội giảm lãi suất" sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Chủ tịch Fed Jerome Powell vào ngày 4/4 đã tái khẳng định rằng, mặc dù thị trường đang biến động, nhưng kỳ vọng lạm phát vẫn còn cao, do đó Fed tạm thời chưa xem xét việc cắt giảm lãi suất. Thị trường ngay lập tức diễn giải điều này là Fed sẽ không hành động trong ngắn hạn, càng làm gia tăng sự hoảng loạn của nhà đầu tư.
Tâm lý hoảng loạn đã lan sang cả các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống. Trong ngày 4/4, giá vàng giảm hơn 2%, cổ phiếu ngành tiện ích sụt giảm mạnh 5.5%, cổ phiếu của Berkshire Hathaway mất gần 7%. Ngay cả các cổ phiếu vốn hóa lớn như Visa, Eli Lilly và JPMorgan cũng có hiệu suất kém hơn thị trường chung. Trái ngược lại, chỉ số cổ phiếu vốn hóa nhỏ Russell 2000 lại tăng 1.6%, phản ánh tình trạng bán tháo diễn ra nghiêm trọng hơn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.