Công an Hà Nội vừa phát cảnh báo khẩn về thủ đoạn lừa đảo đặt phòng khách sạn, homestay qua mạng. Kẻ gian giả mạo fanpage, livestream khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền cọc của du khách.
Theo Công an TP Hà
Nội, dịp hè năm nay ghi nhận nhiều trường hợp người dân bị lừa đảo khi đặt
phòng khách sạn, villa, homestay qua mạng xã hội. Nắm bắt nhu cầu du lịch tăng
cao, các đối tượng tạo lập fanpage giả mạo khách sạn nổi tiếng hoặc website có
giao diện giống thật để thu hút nạn nhân.
Công an Hà Nội cảnh báo khẩn về thủ đoạn lừa đảo đặt phòng khách sạn, homestay qua mạng. Ảnh: Công an Hà Nội
Khi khách có nhu cầu
liên hệ, kẻ lừa đảo sử dụng các ứng dụng nhắn tin như Messenger, Zalo để tư
vấn, chào mời bằng những hình ảnh, video, thậm chí livestream “tại chỗ” nhằm
tạo lòng tin. Các mức giá thường rẻ bất ngờ, từ 30-50% so với thị trường, cùng lời hứa giữ phòng sớm nếu khách chuyển cọc.
Sau khi nhận được từ
30-50% tiền cọc qua chuyển khoản, các đối tượng lập tức cắt liên lạc, chặn mọi
liên hệ. Nạn nhân chỉ phát hiện bị lừa khi đến nơi không có đặt phòng, hoặc
khách sạn xác nhận không hợp tác với người đã giao dịch.
Để tránh “tiền mất,
nghỉ hỏng”, Công an Hà Nội khuyến cáo người dân nên: Chỉ đặt phòng qua
các website, nền tảng uy tín như Agoda, Booking, Traveloka… hoặc các công ty du
lịch lữ hành có tư cách pháp nhân. Nên liên hệ trực tiếp khách sạn qua số điện thoại chính thức để xác minh thông tin đặt phòng.
Bên cạnh đó, không được chuyển tiền
cọc cho cá nhân không rõ ràng về danh tính, tài khoản ngân hàng lạ, hoặc giao
dịch qua tin nhắn không chính thống.
Ngoài ra, người dân cần cảnh giác với những
quảng cáo giá rẻ bất thường hoặc yêu cầu “chuyển tiền gấp để giữ phòng”.
Cơ quan công an cũng
khuyến khích người dân khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan
chức năng để phối hợp xử lý, ngăn chặn kịp thời.
Tin lời “luật sư mạng” hứa thu hồi tiền lừa đảo, một phụ nữ ở Hà Nội tiếp tục sập bẫy, mất thêm gần 170 triệu đồng. Công an cảnh báo thủ đoạn giả danh luật sư đang tràn lan trên Facebook.
Dịp lễ 30/4 - 1/5, nhu cầu đặt tour, phòng qua mạng tăng cao, nhiều đối tượng lừa đảo đã tạo trang giả mạo, quảng bá khuyến mãi ảo để lừa khách. Công an và Cục Du lịch quốc gia khuyến cáo để tránh rủi ro.
Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác trước việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của Bộ Tài chính để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân. Đề nghị người dân, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác, thận trọng trong các giao dịch chuyển tiền đối với những người không quen biết trên không gian mạng.
Chỉ trong thời gian ngắn, giống mít ruột đỏ Indonesia đã nhanh chóng "gây sốt" tại các chợ dân sinh và sàn thương mại điện tử. Với hương vị đặc biệt, màu sắc bắt mắt, loại trái cây này đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, sẵn sàng chi tiền gấp đôi, gấp ba so với mít Thái.
Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Long vừa triệt phá một tụ điểm tụ tập sử dụng trái phép chất ma túy tại quán karaoke OLALA trên địa bàn TP. Vĩnh Long, phát hiện 19 người dương tính với ma túy.
Cần Thơ tăng cường kiểm soát chất lượng mặt hàng sữa sau khi phát hiện 3 mẫu sữa lưu hành trên thị trường không đạt tiêu chuẩn. Hồ sơ vi phạm đã được chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.
Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm không kiểm định… đang ngang nhiên tung hoành trên thị trường. Dù liên tục được cảnh báo, nhiều người tiêu dùng vẫn dễ dãi tin theo, tiếp tay cho “chợ đen online” ngày càng phát triển.
Ngay sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn có liên quan đến Công ty Rance Pharma, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã khẩn trương rà soát và tạm dừng sử dụng sản phẩm sữa Hapomil để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo người dân cần cảnh giác với thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, quảng cáo sai sự thật. Hướng dẫn cách nhận diện sản phẩm kém chất lượng và tra cứu thông tin công khai trước khi mua.