Bộ Tài chính phải trình Nghị quyết về quản lý tiền ảo trong tuần này
Thứ hai, 10/03/2025 12:51 (GMT+7)
Bộ Tài chính phải hoàn thiện và trình Nghị quyết thí điểm về quản lý tài sản ảo trong tuần này, nhằm hướng tới việc vận hành sàn giao dịch tiền số và xác định danh tính tài sản số.
Theo
Công điện ngày 9/3 của Thủ tướng về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi
trường kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính cần
hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm và báo cáo Thường trực Chính phủ trước
ngày 13/3.
Hiện
Bộ Tài chính đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để xây dựng khung pháp lý cho
tài sản số và tiền số. Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ phải trình hồ sơ Nghị quyết
trong tuần này, trong đó có nội dung về thí điểm sàn giao dịch tiền số, tiền ảo.
Tại
cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 5/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết dự thảo
Nghị quyết sẽ tạo nền tảng giao dịch chính thức, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và
tăng cường giám sát thị trường. Sàn giao dịch tiền số sẽ do các đơn vị được cấp
phép tổ chức và vận hành. Ngoài ra, Nghị quyết cũng đề cập đến việc cho phép
doanh nghiệp trong nước phát hành tài sản ảo để huy động vốn.
Các loại tiền số như Bitcoin, Ethereum,... đang phổ biến nhưng chưa có định nghĩa pháp lý rõ ràng tại Việt Nam. Ảnh: Pinterest
Hiện
nay, các loại tiền số như Bitcoin, Ethereum đang phổ biến nhưng chưa có định
nghĩa pháp lý rõ ràng tại Việt Nam. Các quy định hiện hành chủ yếu điều chỉnh
tiền điện tử gắn với tiền pháp định như thẻ trả trước và ví điện tử.
Việc
thiếu khung pháp lý khiến nhiều doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động tại nước
ngoài như Singapore, Mỹ trước khi quay về kinh doanh tại Việt Nam, gây thất thu
thuế và hạn chế khả năng cạnh tranh. Một hành lang pháp lý đầy đủ sẽ giúp doanh
nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và thúc đẩy đầu tư theo hướng minh bạch
hơn.
Theo
Hiệp hội Blockchain Việt Nam, năm 2024 có khoảng 17 triệu người Việt sở hữu tài
sản mã hóa, đứng thứ 7 thế giới. Năm ngoái, dòng tiền mã hóa tại Việt Nam đạt
hơn 105 tỷ USD, giảm so với 120 tỷ USD của năm 2023.
Ngoài
quản lý tài sản ảo, Công điện của Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục
gia hạn, giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế tư nhân. Bộ cần
trình Chính phủ Nghị định về gia hạn thời gian nộp thuế trước ngày 15/3 và hoàn
thiện Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trong tháng 3.
Ngân
hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ theo dõi lãi suất, đưa ra giải pháp giảm mặt bằng
cho vay và khuyến khích ngân hàng nước ngoài tham gia xử lý nợ xấu, tái cơ cấu
các tổ chức tín dụng yếu kém.
Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ cho phép thành lập tổ công tác liên ngành xây dựng đề án quản lý tài sản ảo, tiền ảo. Bộ này cũng giao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tìm hiểu quy định thế giới, tổng hợp ý kiến bộ ngành về giải pháp quản lý tài sản ảo, tiền ảo.
Sau khi chính thức giao dịch trên các sàn lớn, đồng tiền số Pi nhanh chóng mất gần 70% giá trị chỉ trong 24 giờ, khiến nhiều người mua sớm rơi vào cảnh thua lỗ.
Ngày 24/6, giá USD tại ngân hàng đồng loạt tăng kịch trần, vượt ngưỡng 26.300 đồng/USD. Trong khi đó, thị trường tự do cũng ghi nhận mức giá cao kỷ lục, chạm 26.420 đồng/USD.
Năm 2024, thu nhập bình quân của nhân viên công ty mẹ Viettel đạt 50,2 triệu đồng/tháng, mức lương trung bình của nhân viên toàn tập đoàn là 33,5 triệu đồng/tháng
Công ty CP Thương mại dịch vụ Ăn Cùng Bà Tuyết chính thức giải thể do khó khăn kinh doanh, song thương hiệu “Ăn Cùng Bà Tuyết” vẫn hoạt động bình thường, không ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng và đối tác.
6 tháng đầu năm, VietinBank đạt dư nợ tín dụng tăng trưởng ước đạt 10% so với cuối năm 2024; nguồn vốn huy động tăng ước đạt hơn 9% so với cuối năm 2024; lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2024.