Liên quan vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ngậm hoá chất ở Đắk Lắk, Bách Hoá Xanh cho biết hệ thống này đã thu hồi toàn bộ sản phẩm giá đỗ nhập từ nhà cung cấp.
Cụ thể, theo văn bản báo cáo Sở Công thương TP HCM, công ty
Cổ phần Thương mại Bách Hoá Xanh (Bách Hoá Xanh) cho biết, sản phẩm giá đỗ nhập
từ nhà cung cấp công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo (MSKD: 6001766609), tỉnh Đắk
Lắk, được bán tại Bách Hóa Xanh Buôn Mê Thuột.
“Hiện tại chúng tôi đã ngưng nhập sản phẩm giá của nhà cung
cấp này, bên cạnh đó tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các sản phẩm giá của nhà cung
cấp khác để rà soát”, thông báo từ công ty cho hay.
Về chất 6-Benzylaminopurine, Bách Hóa Xanh cho rằng đây là
hoạt chất không nằm trong Phụ lục II danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm tại Việt
Nam theo Thông tư 09 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên,
công ty đang xin ý kiến chỉ đạo và tìm hiểu các biện pháp an toàn thực
phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Đơn vị này cũng khẳng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
chức năng và các bên liên quan để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bách Hóa Xanh cho biết đã thu hồi toàn bộ sản phẩm giá đỗ của cơ sở Lâm Đạo
Trong diễn biến liên
quan, Phòng
Công an kinh tế- Công an tỉnh Đắk Lắk sau một thời gian kiên trì theo dõi, phát
hiện không gian mạng nổi lên một nhóm đối tượng thuộc "Hội giá đỗ Miền
Nam" và "Hội làm giá đỗ" có những dấu hiệu vi phạm quy định về
vệ sinh an toàn thực phẩm, đơn vị đã kiểm tra đồng loạt 6 cơ sở sản xuất giá đỗ
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Trong đó, có 2
cơ sở của đối tượng Lâm Văn Đạo, sinh năm 1990, trú ở Buôn Kô Tam, xã Ea
Tu; 2 cơ sở của đối tượng Vũ Duy Tư, sinh năm 1991, trú tại Tổ dân phố 8,
phường Tân Hoà; 1 cơ sở của Nguyễn Văn Quynh, sinh năm 1973, trú tại Tổ dân phố
6, P. Tân Hòa và 1 cơ sở của Nguyễn Văn Hảo, sinh năm 1988, trú tại Tổ dân phố
1, phường Tân Hòa.
Qua kiểm tra, đấu tranh khai thác, các
đối tượng khai nhận, trong quá trình sản xuất giá đỗ, ngoài việc sử dụng các
nguyên liệu như hạt đỗ xanh, vôi cục, nước giếng, thì các đối tượng còn sử dụng
thêm một loại chất lỏng không màu, mà nhóm này thường trao đổi tiếng lóng với
nhau qua mạng là nước "kẹo". Nhưng đó thực chất là hoạt chất 6-Benzylaminopurine,
không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Quá
trình kiểm tra, Phòng Cảnh sát kinh tế,Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện, thu giữ 20.357 kg giá đỗ mà nhóm này đã ngâm hoạt chất 6-
Benzylaminopurine, với giá bán ra khoảng 400 triệu đồng. Kết quả điều tra làm
rõ, trong năm 2024, nhóm này đã bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có
ngâm hóa chất 6- Benzylaminopurine, trung bình mỗi ngày khoảng từ 8 đến 10 tấn.
Riêng có 1 cơ sở sản xuất còn ký hợp đồng bán cho Bách Hóa Xanh từ 350 – 400kg giá đỗ/1ngày và trên bao bì gói thứ giá
đỗ này, lại được các đối tượng dán lên những nhãn mác ghi rất kêu, nào là
"Vì sức khỏe của mọi người", "không hóa chất", "không
chất kích thích", "không chất bảo quản" để lừa dối người tiêu
dùng.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ký văn bản 133/KH-BCĐ389 ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đó là sản phẩm cá tra - basa phi lê đông lạnh; sản phẩm mật ong và sản phẩm ống đồng. Theo dự kiến, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ ban hành kết luận cuối cùng của đợt rà soát muộn nhất vào ngày 31/8/2025....
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Bộ Y tế vừa chính thức yêu cầu tạm dừng lưu thông sản phẩm Viên nén sủi Apiroca-B, sau khi phát hiện hàm lượng vitamin B2 trong sản phẩm vượt quá giới hạn an toàn.
Bức tranh thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2025 đang ghi nhận một nghịch lý thú vị: Sức mua tăng vọt nhưng số lượng nhà bán lại giảm. Mọi ánh nhìn giờ đây đang đổ dồn về TikTok Shop, cái tên đang âm thầm “lật bàn cờ” ngành mua sắm trực tuyến.
Giữa lúc thị trường mỹ phẩm đang vào mùa cao điểm, lực lượng chức năng Hà Nội bất ngờ phát hiện một lô lớn mặt nạ dưỡng da nhập lậu, với tổng số lượng lên tới 15.000 sản phẩm. Toàn bộ đều không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ và được xác định là hàng lậu.
Ngày 24/7, tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, mới đây, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Chu Bá Hiện - chủ hộ kinh doanh mỹ phẩm tại phường Việt Yên, sau khi phát hiện ông này đang buôn bán hơn 2.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
8 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Vạn Minh vừa bị Cục Quản lý Dược thu hồi số tiếp nhận do vi phạm công thức và ghi nhãn sai sự thật. Công ty này cũng bị tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố mới.
Một loại thuốc trị hen suyễn phổ biến mang nhãn Theophylline 100mg vừa bị phát hiện là thuốc giả, hàm lượng dược chất chỉ đạt chưa tới 20% so với tiêu chuẩn. Cục Quản lý Dược cảnh báo khẩn, yêu cầu thu hồi toàn quốc, truy tìm tận gốc lô hàng nguy hiểm này.
Chỉ trong vài tuần gần đây, hàng loạt đường dây buôn bán, sản xuất hàng giả đã bị bóc gỡ tại TP HCM và Hà Nội. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, lực lượng chức năng đang cho thấy thái độ không khoan nhượng trước vấn nạn hàng giả, hàng cấm. Thông điệp được phát đi rõ ràng: Xử lý tận gốc, triệt để, không ngoại lệ và tuyệt đối không có vùng cấm.