Tin đồn Chủ tịch HĐQT ACB đánh bạc: Bộ Công an nói gì?
Liên quan vụ tin đồn lãnh đạo Ngân hàng ACB đánh bạc, Trung tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, đến nay, Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của các bên có liên quan.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Sáng 8/4, Ngân hàng Á Châu - ACB (mã: ACB) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) trình kế hoạch kinh doanh trong năm nay. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 23.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm ngoái.
Chia cổ tức 25%
Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản của ACB đạt 864.006 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt giảm 18% còn 5.696 tỷ đồng, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước tăng 36% đạt 25.219 tỷ đồng và dư nợ cho vay khách hàng tăng 19% lên 580.686 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng tăng 11% so với đầu năm, đạt 537.304 tỷ đồng. Tổng huy động vốn của ACB trong năm, bao gồm tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá, đạt 639.000 tỷ đồng, tăng 19%. Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) tăng nhẹ từ 22,9% năm 2023 lên 23,3% trong năm 2024.
Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của ACB là 21,006 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế và trích lập các quỹ, ACB còn lại gần 23,634 tỷ đồng lợi nhuận có thể sử dụng để chia cổ tức.
HĐQT ACB trình cổ đông thông qua kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt, tương ứng với gần 11.167 tỷ đồng. Nếu được thông qua, ngân hàng sẽ phát hành gần 670 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, dự kiến thực hiện trong quý III/2025. Sau chia cổ tức, lợi nhuận giữ lại ước đạt 12.470 tỷ đồng và vốn điều lệ sẽ tăng lên 51.367 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành kế hoạch phát hành tăng vốn điều lệ là quý III/2025.
Kế hoạch lợi nhuận 23.000 tỷ đồng năm 2025
Năm 2025, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 14%, ước đạt 984.967 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng và giấy tờ kỳ vọng đạt 728.409 tỷ đồng; cho vay khách hàng là 673.596 tỷ đồng, tăng khoảng 16-18% so năm rồi. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%, trong khi cuối năm 2024 là 1,49%.
Ngân hàng cũng có kế hoạch phát hành trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không tài sản bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp trong năm 2025.
Đánh giá về khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh 2025 với tình hình hiện nay, ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc nhận định chính sách thuế quan sẽ ảnh hưởng kinh tế Việt Nam và thế giới, ảnh hưởng đến tổng cầu. Ở Việt Nam, tỷ giá và đầu tư nước ngoài, tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chính sách thuế quan ảnh hưởng tiêu cực, sẽ ảnh hưởng lên tín dụng. NIM cũng có khả năng bị ảnh hưởng.
ACB kỳ vọng tín dụng tăng 16-18%, nhờ nhu cầu tín dụng mảng khách hàng cá nhân tăng trở lại. Thêm nữa, thị trường bất động sản phía Nam cũng tăng trưởng trở lại, góp phần tăng trưởng tín dụng của ACB. Lợi nhuận kỳ vọng tăng trưởng qua từng tháng, quý và hoàn thành kế hoạch năm.
Mục tiêu kiểm toán nợ xấu dưới 2% có khả thi?
Theo Báo cáo tài chính ACB, nợ xấu trong năm 2024 của ACB tiếp tục tăng, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,21% (31/12/2023) lên mức 1,51%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5 - nhóm nợ xấu nhất)tăng mạnh từ 3.897,9 tỷ đồng tăng lên hơn 6.748,1 tỷ đồng; mức tăng 2.850,1 tỷ đồng tương đương với 73,1%. 2 nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ (nhóm 3 và 4) giảm về mức hơn 923,2 tỷ đồng và 978,2 tỷ đồng.
Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc mục tiêu kiểm toán nợ xấu dưới 2% có khả thi không, ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB cho biết, hiện Chính phủ đã công bố dự kiến trong kỳ họp tháng 6 sẽ xem xét lại Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu. Đây là một khung pháp lý kỳ vọng giúp thúc đẩy việc xử lý nợ nhanh chóng.
Thêm vào đó, thời gian qua nợ xấu gia tăng do một số yếu tố liên quan đến thị trường động sản, đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn giữa thị trường phía Bắc và phía Nam. Trong đó, thị trường phía Bắc rất sôi động và gần như không có nợ xấu. Còn thị trường bất động sản phía Nam ngưng trệ, dẫn đến người vay muốn xử lý tài sản bảo đảm khó khăn hơn.
Theo Tổng Giám đốc ACB, có những tín hiệu tốt đã bắt đầu trở lại trên thị trường bất động sản. Kỳ vọng rằng những chính sách của Chính phủ sẽ kéo theo nhiều thay đổi hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, ông Phát nêu rõ, nội tại ACB là ngân hàng về bán lẻ, ngân hàng không cho vay một cách tập trung vào bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng như là cho vay tập trung vào một doanh nghiệp bất động sản nào, có nghĩa là ACB phân tác được rủi ro.
Cuối cùng, hầu hết khách hàng vay qua ACB đều có tài sản bảo đảm. Hiện nay, cho vay bất động sản của ACB 98% là có tài sản bảo đảm, chỉ có 2% là cho vay tín chấp.
“Với những yếu tố trên, chúng tôi kỳ vọng rằng nợ xấu trong năm 2025 sẽ được kiểm soát tốt”, Tổng Giám đốc ACB nhận định.
Về việc ACB liên tục tăng vốn cho ACBS, ông Trần Hùng Huy trả lời, ACB đã tăng vốn cho ACBS từ 7.000 tỷ lên 10.000 tỷ. Trong tháng 4 này, ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn cho ACBS lên 11.000 tỷ. Trong đó, 3.000 tỷ để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh. Với vốn điều lệ 11.000 tỷ, ACBS kỳ vọng là một trong 5 công ty chứng khoán có vốn lớn nhất và tiếp tục gia tăng những năng lực liên quan công nghệ.