Yếu tố bất ngờ khiến một số người "thoát hiểm" sau đột quỵ
Các phương pháp phục hồi đột quỵ hiệu quả hơn có thể ra đời sau phát hiện quan trọng về nguyên nhân một số người dễ bị di chứng nặng, một số người lại thoát hiểm, phục hồi thần kỳ.
Các nhà khoa học đến từ Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) và Đại học Tel Aviv (Israel) đã phát hiện ra tác động bất ngờ của gene CCR5 lên tai biến đột quỵ: những người may mắn không mang gene này trong cơ thể sẽ phục hồi rất tốt nếu lỡ trải qua cơn đột quỵ.
Nhóm nghiên cứu đã cho chuột thí nghiệm thuốc Maraviroc, một thuốc trị HIV có tính chất ngăn chặn thụ thể CCR5 và phát hiện khả năng kiểm soát dáng đi, chân của chúng được tăng lên đáng kể. Chính khả năng này giúp một số người sau cơn đột quỵ nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát cơ thể mình.
Theo tiến sĩ Thomas Carmichael, đến từ Đại học California ở Los Angeles, tác giả cao cấp của nghiên cứu, nguyên nhân là sự thiếu vắng gene CCR5 ngăn ngừa sự mất kết nối các tế bào não nằm gần vị trí mà cơn đột quỵ tàn phá, cũng như kích thích sự hình thành các kết nối mới ở các khu vực xa hơn của não, dẫn đến một sự tái tổ chức bộ não, mà các phần lành lặn khác có thể đảm đương phần việc của phần não đã chết, từ đó giúp bệnh nhân lấy lại các chức nămg đã mất.
Ngoài chức năng vận động, không có gene CCR5 còn giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn cả về trí nhớ, tinh thần, khả năng ngôn ngữ và khả năng tập trung.
Vì vậy, một phương pháp "khóa" gene này có thể chính là chiếc chìa khóa vàng giúp phục hồi đột quỵ mà các bác sĩ khắp thế giới vẫn dày công tìm kiếm.
Trước đây, người thiếu gene CCR5 đã được chứng minh là có khả năng kháng lại HIV, đó chính là lý do thuốc Maraviroc – loại thuốc kháng HIV được dùng trong thí nghiệm này – ra đời.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Cell.
A. Thư
-
Một vitamin quen thuộc có thể kiểm soát tiểu đường
-
Điều gì sẽ xảy ra nếu bổ sung vitamin quá liều?
-
Viêm tai, điếc… vì đeo tai nghe mọi lúc mọi nơi
-
Viêm hô hấp đang tấn công trẻ em
-
Giải phóng 25.000 hạt vi nhựa trong 15 phút, cốc giấy dùng 1 lần nguy hiểm thế nào?
-
Bệnh dại gia tăng, TP.HCM ra khuyến cáo