Xung quanh vụ mất tích bí ẩn của 'Nhà thám hiểm' Anh Allen

Thứ tư, 22/11/2017, 11:00 AM

Những hiểu lầm quanh chuyến vào rừng rậm Papua New Guinea của một người Anh 57 tuổi, đặt lại vấn đề 'thám hiểm' thế giới ngày nay có còn là chuyện thực tế. Sự việc bùng lên ở vương quốc Anh, nhất là trên các mặt báo khi gia đình ông Allen và một số phóng viên bạn của ông nói ông "bị mất tích trong rừng rậm" vào tuần trước.

Nhưng trả lời báo chí Anh hôm 21/11/2017 (giờ London) sau khi được trực thăng đưa ra từ vùng của bộ lạc Yaifo, ông Benedict Allen khẳng định ông "không hề cần được giải cứu".

Vào nơi 'săn đầu người'?

Điều khiến một phần dư luận ngay tại Anh thấy lạ là chuyến đi một mình của ông Allen sang Papua New Guinea được mô tả như một cuộc "thám hiểm" vào nơi hoang dã.

Thậm chí có báo còn chạy tựa ông Allen "tìm đến vùng bộ lạc săn đầu người", như thể đây là chuyện xảy ra hàng chục năm về trước, hoặc từ thế kỷ 19. Chúng ta nhắc đến các "nhà thám hiểm" và ngầm hiểu đó là các cuộc thám hiểm của người châu Âu, và các cuộc tìm kiếm, phiêu lưu của giới đàn ông da trắng - từ Columbus tới Bear Grylls.

Ông Bernedict Allen nói ông “không hề bị lạc, mất tích” mà chỉ đơn giản là đi thăm lại một bộ lạc ở vùng xa của Papua New Guinea (Ảnh: FRANK GARDNER/BBC)

Ông Bernedict Allen nói ông “không hề bị lạc, mất tích” mà chỉ đơn giản là đi thăm lại một bộ lạc ở vùng xa của Papua New Guinea (Ảnh: FRANK GARDNER/BBC)

Chuyện dùng khái niệm "thám hiểm" vào những năm này của thế kỷ 21 để nói về một tỉnh của Papua New Guinea, nơi người dân sống trong làng xã, có địa phận hành chính bình thường, cũng thu hút sự chỉ trích về một thứ "hội chứng thực dân da trắng".

Bản thân ông Allen sau khi đi từ rừng rậm ra đã khẳng định một số điều:

"Người ta phê phán tôi, bảo tôi là kẻ có đầu óc đế quốc thực dân đi tìm một bộ lạc mất tích trong rừng. Hoàn toàn không phải như thế. Tôi có vinh dự được thăm bộ lạc này 30 năm trước và nay chỉ muốn đến xem họ sống ra sao. Họ sống tốt, mạnh khoẻ. Tôi được đón tiếp tuyệt vời".

Trong bức hình buổi chia tay của Allen với người dân bộ lạc Yaifo, mà ai cũng mặc quần áo, người lớn khoác túi, đi dép, có thể thấy họ đứng ở một sân bay nhỏ trên núi, đằng sau là chiếc trực thăng, và một số nhà cửa.

Chuyện như một số tờ báo Anh mô tả, rằng đây là nơi "không hề có liên hệ với thế giới bên ngoài" có vẻ là điều tưởng tượng. Còn việc giao thông liên lạc "không hề có đường bộ tới nơi ở của bộ lạc này trong 200 dặm" thì là chuyện có thật. Nhưng tại Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea, thì việc dùng trực thăng hoặc phi cơ nhỏ để giao thông liên lạc giữa các cộng động xa xôi là bình thường.

 Ông Allen (phải) đã từng vào vùng rừng Amazon nhiều năm về trước để làm phim (Ảnh: BENEDICT ALLEN)

Ông Allen (phải) đã từng vào vùng rừng Amazon nhiều năm về trước để làm phim (Ảnh: BENEDICT ALLEN)

Các tài liệu của Liên Hiệp Quốc và nước Papua New Guinea xác định rằng nhiều vùng bộ lạc còn nghèo, trình độ phát triển còn thấp, nhưng từ hàng chục năm qua, họ đã được chính quyền sở tại và các tổ chức phi chính phủ trợ giúp giáo dục, y tế. Các bản làng vùng xa của Papua New Guinea cũng tổ chức bầu cử địa phương định kỳ và có các dự án phát triển cộng đồng như mọi nơi khác.

Bản thân ông Allen nay giải thích "không hề cần ai giải cứu" và việc ông không mang theo điện thoại vệ tinh là quyết định cá nhân. Ông cũng bị lạc trong rừng và được người địa phương chỉ lối ra một sân bay nhỏ để chờ trực thăng đón.

Thời này vẫn còn "thám hiểm"?

Tuy thế, truyền thông Anh vẫn tiếp tục dùng khái niệm "nhà thám hiểm" (explorer) để gọi ông Allen. Một số website như BBC News thì nói rõ hơn, rằng ông Allen là "nhà thám hiểm rừng rậm" (jungle explorer), được hiểu là người đi tìm những thứ khác trong rừng nữa chứ không phải là 'thám hiểm' để tìm ra các bộ lạc nào đó.

Bộ lạc Imbong’gu xếp hàng để bỏ phiếu tại Kaupena, miền Nam của Papua New Guinea (Ảnh: TORSTEN BLACKWOOD)

Bộ lạc Imbong’gu xếp hàng để bỏ phiếu tại Kaupena, miền Nam của Papua New Guinea (Ảnh: TORSTEN BLACKWOOD)

Báo The Guardian đăng bài của Charlie Brinkhurst-Cuff, mang tựa đề "Sự ngớ ngẩn của đàn ông da trắng trong vụ 'nhà thám hiểm' Allen chỉ làm thổi lên các huyền thoại phân biệt chủng tộc". Bài viết phê phán những gì ông Allen viết trên blog cá nhân rằng ông "tìm ra" bộ lạc Yaifo và nay quay lại để ghi chép về lối sống của họ.

Ông Charlie Brinkhurst-Cuff cho rằng dùng từ "phát kiến" (discovery) để nói về bộ lạc nào đó là bậy bạ, vì họ là người, không phải "động thực vật quý hiếm" nào đó. Chưa hết, Charlie Brinkhurst-Cuff còn chỉ trích hội chứng "thám hiểm" nói chung như một di sản của chủ nghĩa thực dân châu Âu:

"Khi nói về bức tranh lớn hơn, chúng ta nhắc đến các "nhà thám hiểm" và ngầm hiểu là các cuộc thám hiểm của người châu Âu, và các cuộc tìm kiếm, phiêu lưu của giới đàn ông da trắng - từ Columbus tới Bear Grylls".

Ông Brinkhurst-Cuff còn viết hội chứng này còn khá phổ biến tại Anh, nước từng có một đế quốc toàn cầu. Tóm lại, tác giả này nói đàn ông da trắng như Allen "nên chấm dứt các cuộc "thám hiểm" vô nghĩa và đầy vấn để của họ để tập trung vào các cách họ có thể đương đầu với các đặc quyền họ đang hưởng ở trong nước và trên thế giới".

Theo Thủy Tiên - NTD                                                                                                                                               

largeer