Kẹo Kera bị thu hồi: Người tiêu dùng, nhà phân phối phải làm gì để bớt chịu thiệt?
Thứ tư, 26/03/2025 14:47 (GMT+7)
Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt bị phạt 125 triệu đồng vì vi phạm liên quan đến kẹo rau củ Kera. Việc ghi nhãn sai lệch và công bố thông tin không chính xác khiến sản phẩm này bị buộc phải thu hồi.
Sở An toàn thực phẩm TP HCM vừa ra quyết định
xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt 125 triệu đồng do vi phạm quy định
về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm kẹo rau củ Kera .
Công ty này mắc hai lỗi
chính: Sai phạm về nhãn hàng hóa do không ghi đủ nội dung bắt buộc như khối lượng
tịnh, nguồn gốc hương liệu, phụ gia. Kiểm nghiệm sản phẩm thấy có chứa Sorbitol
nhưng không ghi trên nhãn.
Thông tin công bố không chính xác các chỉ số định lượng,
các chỉ tiêu dinh dưỡng như: Năng lượng, hàm lượng chất đạm, hàm lượng đường tổng
số, hàm lượng Carbohydrate, hàm lượng chất béo tổng, hàm lượng Natri không phù hợp
với công bố trên nhãn sản phẩm trong hồ sơ tự công bố.
Sản phẩm kẹo rau củ Kera. Ảnh: Cer group
Công ty bị buộc phải thu hồi sản phẩm vi
phạm, điều chỉnh nhãn theo đúng quy định. Đồng thời, công ty phải tiêu hủy nhãn
vi phạm và trả lại số tiền tương đương giá trị sản phẩm vi phạm đã tiêu thụ.
Để hiểu rõ hơn về các quy định xử phạt và
trách nhiệm của doanh nghiệp, chúng tôi đã trao đổi với Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng
văn phòng Luật sư Tinh thông luật (Đoàn luật sư TP HCM).
Thưa luật sư! Việc buộc doanh nghiệp nộp lại
số tiền tương đương giá trị tang vật vi phạm được tính toán dựa trên tiêu chí
nào? Có xét đến giá trị thực tế trên thị trường không?
Luật sư Diệp Năng Bình Trưởng văn phòng Luật sư Tinh thông luật (Đoàn luật sư TP HCM)
Luật sư Diệp Năng Bình: Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rõ ràng về việc
buộc doanh nghiệp nộp lại số tiền tương đương giá trị tang vật vi phạm. Đây là
biện pháp khắc phục hậu quả nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Việc xác định giá trị tang vật được thực
hiện theo thứ tự ưu tiên các căn cứ sau: Giá niêm yết, giá hợp đồng, giá thị
trường, giá thành sản xuất (nếu là hàng chưa bán) hoặc giá hàng thật (đối với
hàng giả).
Trường hợp không thể xác định giá trị theo
các căn cứ trên, cơ quan chức năng sẽ thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng này
bao gồm đại diện cơ quan tài chính và các chuyên gia liên quan.
Nếu doanh nghiệp không tự nguyện nộp lại số
tiền, cơ quan chức năng có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế. Quy định này đảm
bảo mọi hành vi vi phạm đều phải chịu trách nhiệm và không có ngoại lệ.
Vậy doanh nghiệp có bắt buộc phải thu hồi
sản phẩm đã bán cho người tiêu dùng hoặc đang lưu kho tại các đại lý, nhà phân
phối không? Nếu đối tác từ chối trả hàng, doanh nghiệp phải xử lý thế nào?
Luật sư Diệp Năng Bình: Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng
là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng được quy định
tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020.
Nếu trong trường hợp doanh nghiệp bị xử phạt
và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa
không bảo đảm chất lượng thì doanh nghiệp đó sẽ bị thu hồi sản phẩm, hàng hóa
không bảo đảm chất lượng
Trường
hợp đối tác từ chối trả hàng, doanh nghiệp cần chủ động đàm phán, trao đổi và
tìm hiểu nguyên nhân. Doanh nghiệp cần cung cấp chứng cứ và lý lẽ để thuyết phục
đối tác hiểu rõ tầm quan trọng của việc thu hồi, đặc biệt là khi liên quan đến
sức khỏe cộng đồng.
Ngoài
ra, doanh nghiệp cần xem xét lại hợp đồng với đối tác để xác định các điều khoản
liên quan đến việc thu hồi sản phẩm. Đồng thời, gửi thông báo chính thức về việc
thu hồi sản phẩm để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Người tiêu dùng đã mua kẹo Kera có quyền
yêu cầu hoàn tiền hoặc bồi thường không? Nếu có, doanh nghiệp cần thực hiện
theo quy trình nào?
Luật sư Diệp Năng Bình: Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023 và Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi,
bổ sung 2018) bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng hóa, dịch vụ không
đúng quảng cáo hoặc kém chất lượng.
Người
tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, tố cáo, khởi kiện nếu sản phẩm
không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, công dụng, giá cả hoặc nội dung
khác như quảng cáo.
Quy
trình yêu cầu hoàn tiền hoặc bồi thường: Người tiêu dùng gửi yêu cầu, nêu rõ thông tin sản phẩm, tình trạng,
lý do; Doanh nghiệp xác minh thông tin, kiểm tra sản phẩm, tài liệu; Doanh nghiệp quyết định chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu, thông báo
kết quả; Nếu được chấp nhận, doanh nghiệp hoàn tiền hoặc bồi thường trong
thời gian hợp lý.
Việc
đòi lại tiền là hợp pháp nếu chứng minh được sản phẩm không đúng quảng cáo. Người
tiêu dùng có thể liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất, người bán hoặc khiếu nại
lên cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi thực hiện đầy đủ yêu cầu xử phạt
và điều chỉnh nhãn hàng hóa theo quy định, doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh
doanh sản phẩm này không?
Luật sư Diệp Năng Bình: Trường hợp nếu doanh nghiệp sau khi thực hiện đầy đủ
yêu cầu xử phạt và điều chỉnh nhãn hàng hóa theo quy định mà không thuộc một
trong các trường hợp quy định tại Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính
2012, sửa đổi bổ sung 2020 về tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo thì vẫn sẽ được tiếp tục
họat động kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp không thể thu hồi hết sản
phẩm vi phạm hoặc chậm trễ trong việc thực hiện quyết định xử phạt, họ có thể đối
mặt với những chế tài bổ sung nào?
Luật sư Diệp Năng Bình: Nếu doanh nghiệp không thực hiện hoặc chậm trễ trong
việc thực hiện quyết định xử phạt, xử lý vi phạm hành chính do cơ quan chức
năng có thẩm quyền ban hành đối với một trong các biện pháp khắc phục hậu quả
theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ
sung 2020 như buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng hoặc buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp
lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ,
tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật… thì cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính không tự nguyện thực hiện có thể sẽ bị cưỡng chế thực hiện khi thuộc
một trong các trường hợp theo Điều 29-37 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa
đổi bổ sung 2020.
Xin cảm ơn luật sư!
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo. Số tiền xử phạt áp dụng cho hành vi này là 70 triệu đồng mỗi cá nhân. Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị nhắc nhở cần chú ý hơn trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về quảng cáo và các quy định cung cấp thông tin trên mạng.
Sở An toàn thực phẩm TP HCM quyết định xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với số tiền 125 triệu đồng sau khi phát hiện các vi phạm về an toàn thực phẩm trong kẹo rau củ Kera.
Chiều 20/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa công bố kết quả kiểm nghiệm đối với sản phẩm kẹo rau củ Kera (Supergreens Gummies). Kết quả chỉ ra sản phẩm này chứa Sorbitol, một chất tạo ngọt, với hàm lượng 33,4g/100g nhưng không được ghi nhãn theo quy định.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa có văn bản số 141/TTTTN-NV ngày 24/3/2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu tăng cường kiểm soát hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đối với mặt hàng đường cát.
Chị Mai Hương (Hà Nội) thích dùng nước lau sàn công nghệp vì mùi thơm lâu nhưng sử dụng nhiều khiến da tay chị bị khô ráp, thậm chí có lúc chị cảm thấy bị khó thở ở trong không gian kín.
Nghị định hướng dẫn thi hành quy định sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa được ban hành dù chỉ còn vài ngày nữa là tới thời điểm quy định có hiệu lực (1/4/2025).
Xiên nướng là món ăn đường phố phổ biến, lợi ích và giá rẻ, thu hút nhiều người, đặc biệt là học sinh, sinh viên, công nhân. Tuy nhiên, không phải quán hàng nào cũng đảm bảo an toàn thực phẩm.