Không phải xe đưa đón học sinh nào cũng sơn màu vàng
Thứ tư, 26/02/2025 07:56 (GMT+7)
Việc sơn màu vàng chỉ áp dụng với xe chuyên dụng, xe kinh doanh vận tải kết hợp dịch vụ đưa đón học sinh chỉ cần có biển báo nhận diện ở mặt trước, hai bên hông xe và phía trên cửa sổ.
"Hiểu lầm" vì chưa hiểu luật
Gần đây, nhiều phụ huynh và người dân bày tỏ thắc mắc về việc một số xe đưa đón học sinh không được sơn màu vàng, dù theo nghị định mới, từ ngày 1/1/2025, tất cả xe chở học sinh phải có màu sơn vàng đậm. Anh Công Minh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Cho đến nay, tôi vẫn chưa thấy xe chở học sinh nào trên đường được sơn màu vàng như quy định". Nhiều người cho rằng việc này rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các trường học đều hợp tác với doanh nghiệp vận tải để cung cấp dịch vụ đưa đón học sinh. Theo quy định hiện hành, xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh không bắt buộc phải sơn màu vàng, mà chỉ cần có biển báo hoặc dấu hiệu nhận biết đặc trưng.
Xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh không bắt buộc phải sơn màu vàng. Ảnh: Trịnh Hải
Đại diện công ty TNHH Thương mại An Du, đơn vị chuyên đưa đón học sinh tại Hà Nội, cho biết: “Theo quy định, xe chở học sinh chỉ cần có biển báo nhận diện ở mặt trước và hai bên hông xe, phía trên cửa sổ. Việc sơn màu vàng chỉ áp dụng với xe kinh doanh vận tải đưa đón học sinh cố định. Nhiều người không nắm rõ, dẫn đến nhầm lẫn, thậm chí phản ánh với cơ quan chức năng”.
Anh Hoài Nam, tài xế đưa đón học sinh tại một trường Quốc tế ở quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ: "Việc sơn xe màu vàng không cần thiết. Tôi chỉ là lái xe kết hợp với dịch vụ đưa đón học sinh, chứ không phải xe cố định. Xe của tôi chỉ cần biển báo nhận biết đặc trưng".
Hiệu trưởng trường Newton (Hà Nội) chia sẻ: “Chúng tôi luôn ưu tiên chọn những đơn vị vận tải có uy tín, đảm bảo an toàn cho học sinh. Quan trọng không phải là màu sơn xe mà là việc xe có đầy đủ biển báo nhận diện và tài xế có ý thức trách nhiệm hay không. Phụ huynh nên tìm hiểu kỹ thông tin để tránh những hiểu lầm không đáng có. Nếu xe có đầy đủ biển báo theo quy định, phụ huynh có thể yên tâm”.
Cần tuyên truyền để tránh gây tranh cãi
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, giám đốc Công ty Luật TNHH Thiện Duyên – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết, theo quy định tại Điều 46 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng nhiều yêu cầu, trong đó có việc sơn màu vàng đậm trên thân xe và có thiết bị ghi nhận hình ảnh, cảnh báo chống bỏ quên trẻ em.
Cụ thể, xe chuyên dụng chở trẻ em, học sinh phải sơn màu vàng đậm và có biển báo nhận biết trên mặt trước và hai cạnh bên xe, trong khi xe ô tô kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh không cần sơn màu vàng, mà chỉ cần biển báo nhận biết đặc trưng.
Quy định này được hướng dẫn tại Nghị định số 151/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
"Nhiều người chưa nắm rõ về luật dẫn đến sự hiểu lầm. Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ, tránh những tranh cãi không đáng có", Luật sư Hùng nhận định.
Chuyên gia giao thông cho rằng, một phần nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là do nhiều nước trên thế giới, như Mỹ, Canada, quy định xe chở học sinh bắt buộc phải có màu vàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất khó để làm như vậy.
“Hầu hết các trường học tại Việt Nam đều kết hợp doanh nghiệp vận tải để cung cấp dịch vụ đưa đón học sinh. Rất ít trường có xe đưa đón học sinh cố định. Vì vậy để bắt buộc sơn màu vàng là rất khó. Việc đặt biển báo giúp nhận diện xe chở học sinh một cách rõ ràng đã đáp ứng đủ yêu cầu an toàn. Điều quan trọng hơn cả là các tài xế cần được đào tạo bài bản, đảm bảo lái xe cẩn thận, đúng luật”, chuyên gia nhấn mạnh.
Nhiều doanh nghiệp vận tải và tài xế đang gặp khó khăn với các quy định mới về xe đưa đón học sinh. Nhiều đơn vị lo ngại nếu không kịp đáp ứng, họ có thể bị xử phạt hoặc buộc phải ngừng hoạt động.
Sự bùng nổ của thị trường sách ôn thi Đánh giá năng lực, cùng với những quy định mới về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29 đang đặt ra không ít khó khăn cho học sinh cả nước trong quá trình ôn tập cho kỳ thi đánh giá năng lực 2025 sắp tới.
Sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, nghiêm cấm giáo viên dạy thêm trong nhà trường, nhiều trường học đã triển khai phương án trông giữ học sinh ngoài giờ nhằm hỗ trợ phụ huynh.
Sau ngày 30/3, hàng loạt nhà trọ không đáp ứng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) sẽ buộc phải ngừng hoạt động. Điều này khiến sinh viên thuê trọ loay hoay tìm chỗ ở mới, còn chủ nhà trọ đối mặt nguy cơ mất nguồn thu.
Bộ Nội vụ đề xuất mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tinh gọn bộ máy, đồng thời đề nghị chính sách hỗ trợ thêm của địa phương tối đa 30% mức của trung ương.
Công an tỉnh Ninh Thuận phát hiện một nhóm thanh niên khoảng 10 người mang theo nhiều hung khí nguy hiểm đang tụ tập tại khu vực Cầu Móng, phường Bảo An có biểu hiện nghi vấn đánh nhau.
Việc cải tạo sông Tô Lịch là bước khởi đầu quan trọng để hồi sinh các dòng sông ô nhiễm ở Hà Nội với kỳ vọng trả lại sự trong lành cho các dòng chảy giữa lòng Thủ đô.
Lực lượng cứu hộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Giao Long (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bến Tre) vừa kịp thời cứu nạn 11 thuyền viên trên tàu cá bị cháy trên biển.