Tuyến buýt sông đầu tiên của Việt Nam: Phục vụ du lịch là điều hết sức bình thường

Thứ năm, 30/08/2018, 09:02 AM

Sau hơn nửa năm đi vào hoạt động, tuyến buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng – Linh Đông) chủ yếu hoạt động phục vụ cho du lịch và điều này được ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, cho là điều hết sức bình thường.

Tuyến buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng – Linh Đông) thuộc dự án đầu tư 2 tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố có tổng vốn đầu tư hơn 120 tỷ đồng. 

Tàu buýt trên sông tại bến Bạch Đằng (Ảnh: Mỹ Triều)

Tàu buýt trên sông tại bến Bạch Đằng (Ảnh: Mỹ Triều)

Tuyến buýt đường sông số 1 hiện có 11 bến, trong đó có 5 bến chính đón trả khách là Bạch Đằng – Bình An – Thanh Đa – Hiệp Bình Chánh – Linh Đông, với tổng chiều dài tuyến là 10,8 km, lộ trình mỗi tuyến kéo dài từ 30 – 40 phút, mỗi ngày tuyến buýt này chạy 15 lượt. Dự án tuyến buýt đường sông này do Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cùng Công ty TNHH Thường Nhật làm chủ đầu tư đã khai trương và đưa vào vận hành chính thức từ ngày 25/11/2017.

Mục tiêu ban đầu của dự án khi hoàn thành sẽ phục vụ nhu cầu đi lại thường ngày của người dân, hỗ trợ giao thông đường bộ, góp phần giảm áp lực cho giao thông công cộng đường bộ đang ngày càng trở nên quá tải trên địa bàn TP.HCM hiện nay và phát triển du lịch thành phố. Tuy nhiên, tính đến nay tuyến buýt trên sông đầu tiên ở TP.HCM hiện chỉ phục vụ chủ yếu cho việc tham quan, du lịch còn vấn đề đi lại công cộng hiện vẫn còn thiếu hiệu quả.

Đến nay phần lớn lượng khách đi tàu vẫn chủ yếu là khách du lịch (Ảnh: Mỹ Triều)

Đến nay phần lớn lượng khách đi tàu vẫn chủ yếu là khách du lịch (Ảnh: Mỹ Triều)

Chia sẻ về vấn đề trên, ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, tuyến buýt sông chỉ mới phát triển chưa được một năm và chỉ mới phát triển được một tuyến còn 4, 5 tuyến còn lại vẫn chưa kịp triển khai. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tuyến buýt đường sông bị hạn chế trong việc phục vụ đi lại công cộng là vì vấn đề vị trí bến bãi và thời gian của những chuyến đi. Một tuyến duy nhất với 5 bến không thể nào so sánh với hàng trăm bến bãi của xe buýt bộ được.

Theo ông Toản, mô hình vận chuyển trên sông nào cũng có tới 70% là người đi du lịch, 30% còn lại là người đi lại. Mô hình tương tự gần nước ta nhất là ở Bangkok cũng như vậy thôi. Mô hình buýt đường sông hiện tại của TP.HCM phục vụ cho mục đích di chuyển công cộng chỉ mới đạt khoảng mười mấy phần trăm, hơn 80% còn lại phục vụ cho người đi du lịch. Nhưng sau khi hoàn thiện thì con số đó cũng nằm khoảng 30-70 như những mô hình ở các nước khác.

Ông Toản cho rằng: "Bản chất của tàu buýt là một phương tiện vận chuyển, nó cũng như một chiếc xích lô vậy, khi chở một người đi chợ thì đó là phục vụ đi lại, nhưng nếu chở một ông người nước ngoài thì nó phục vụ du lịch. Vì vậy, khi con người đi với tâm thức nào thì tàu buýt mang tâm thức đó. Mặc định của tuyến buýt là phục vụ đi lại công cộng nhưng vẫn phục vụ tốt cho du lịch được vậy là đã thành công rồi".

Tuyến buýt đường sông số 1 hiện có 11 bến, trong đó có 5 bến chính đón trả khách (Ảnh: Mỹ Triều)

Tuyến buýt đường sông số 1 hiện có 11 bến, trong đó có 5 bến chính đón trả khách (Ảnh: Mỹ Triều)

Mỹ Triều - Tín Phong

Hiện tại, tuyến buýt đường sống chỉ đang thực hiện một phần của giai đoạn một. Giai đoạn này còn phải xây dựng thêm 7 bến nữa mới hoàn thành sau đó mới tiếp tục thực hiện các giai đoạn còn lại để hoàn thành tuyến buýt trên sông ở TP.HCM.

Theo NTD

largeer