Sau đàm phán thuế quan tại Geneva, Trung Quốc tuyên bố tạm thời gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với 45 công ty của Mỹ, đánh dấu bước lùi trong căng thẳng thương mại song phương.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vừa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi hai nước đạt được một số đồng thuận quan trọng trong cuộc đàm phán thương mại tại Geneva vào ngày 12/5. Một trong những kết quả đáng chú ý là quyết định tạm dừng áp đặt các biện pháp thuế quan đối phó lẫn nhau và gỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với doanh nghiệp.
Sau cuộc đàm phán tại Thụy Sỹ, cả Mỹ và Trung Quốc đều có những nhượng bộ thuế quan đáng kể. Ảnh: EpochT
Theo thông báo từ cuộc đàm phán, cả hai bên đã nhất trí tạm dừng áp đặt mức thuế quan đối ứng 24% trong vòng 90 ngày. Quan trọng hơn, 91% các biện pháp thuế quan trả đũa trước đó cũng sẽ được hủy bỏ. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn cam kết tạm dừng hoặc hủy bỏ các biện pháp đối phó phi thuế quan áp dụng từ ngày 2/4. Đây được xem là nỗ lực chung nhằm tạo không gian cho các cuộc đối thoại và giải quyết tranh chấp thương mại.
Để cụ thể hóa cam kết đạt được, Bộ Thương mại Trung Quốc vào tối ngày 14/5 đã chính thức tuyên bố sẽ tạm thời gỡ bỏ các biện pháp hạn chế áp dụng đối với 45 doanh nghiệp Mỹ. Cụ thể, 17 công ty trước đó nằm trong "Danh sách thực thể không đáng tin cậy" sẽ tạm thời không còn bị cấm các hoạt động xuất nhập khẩu hay đầu tư mới tại Trung Quốc, đồng thời không cần xin phép đặc biệt khi giao dịch với doanh nghiệp trong nước.
Song song với đó, 28 công ty khác của Mỹ từng bị đưa vào "Danh sách kiểm soát quản lý xuất khẩu", cấm các nhà kinh doanh Trung Quốc xuất khẩu mặt hàng lưỡng dụng (có cả mục đích dân sự và quân sự) cho họ, cũng sẽ được tạm thời dỡ bỏ hạn chế này. Quyết định tạm dừng áp dụng các biện pháp trên sẽ có hiệu lực trong vòng 90 ngày, bắt đầu từ ngày 14/5.
Động thái này của Bắc Kinh được thực hiện sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt đối với 45 công ty này vào tháng 4, nhằm đáp trả việc chính quyền Tổng thống Mỹ Trump tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Dù chỉ là tạm thời, việc tạm dừng các biện pháp này thể hiện nỗ lực của cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong việc giảm bớt leo thang căng thẳng và tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán sâu hơn trong tương lai.
Quan hệ thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt sau thỏa thuận giảm thuế quan nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc đã thận trọng hơn, quyết định không còn "đặt cược" vào thị trường đơn lẻ Mỹ.
Sau khi hai cường quốc Mỹ - Trung cùng giảm thuế đáng kể, Tổng thống Trump bày tỏ sự phấn khích về việc Trung Quốc mở cửa thị trường, nhưng các chuyên gia cảnh báo gốc rễ căng thẳng và bất ổn vẫn còn đó.
Một cây cầu sắt ở Pune, Ấn Độ, đã bất ngờ đổ sập, kéo theo hàng chục du khách xuống sông. Vụ sập cầu khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, nhiều người bị thương và một số người vẫn đang mất tích.
Một người đàn ông Thái Lan đã may mắn thoát chết một cách kỳ diệu sau khi bị bắn vào ngực. Lá bùa hình Phật ông đeo trên người đã chặn đứng viên đạn, cứu ông khỏi lưỡi hái tử thần.
Sau một thời gian gián đoạn, 106 nhà máy chế biến thịt lợn và gia cầm của Mỹ đã được Trung Quốc cấp phép trở lại. Động thái này diễn ra sau khi hai cường quốc kinh tế đạt được một số đồng thuận nhằm giảm bớt căng thẳng thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định mở rộng phạm vi áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm thép, đưa nhiều mặt hàng thiết bị gia dụng vào danh sách chịu mức thuế nhập khẩu lên tới 50%, có hiệu lực từ ngày 23/6.
Xung đột leo thang giữa Israel và Iran đã phủ bóng đen lên thị trường tài chính toàn cầu. Chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch đầy biến động, đóng cửa với mức giảm sâu khi tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan.