Thực phẩm biến đổi gen có an toàn cho sức khỏe?
Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) vừa phối hợp với Tổ chức CropLife Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng, an ninh và an toàn thực phẩm trong bối cảnh hội nhập”.
Hội thảo nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học chính xác về tính an toàn của Thực phẩm Biến đổi gen cũng như tác động của thực phẩm biến đổi gen lên Kinh tế, xã hội và môi trường.
Tại buổi hội thảo, PGS.TS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng đã cung cấp thông tin về xu hướng tiêu thụ thực phẩm của người Việt từ năm 1985 đến nay.
Trong năm 1985, năng lượng khẩu phần do liqid và protein cung cấp là rất thấp. Nhưng đến những năm gần đây, năng lượng do 2 yếu tố này cung cấp đã tăng lên đáng kể, mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của người Việt được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại ở 1 số vùng nghèo, vùng khó khăn và an ninh, an toàn thực phẩm vẫn là một vấn đề tồn tại.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu ở mức độ thứ 2 trên thế giới. Ước tính, đến năm 2050, nhiệt độ trái đất nóng lên 3 độ C sẽ khiến diện tích đất trồng giảm 40%.
Áp dụng công nghệ sinh học, trong đó có cây trồng biến đổi gen được coi là một trong số nhiều biện pháp giúp đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm. Không những vậy, đây còn là giải pháp nâng cao năng suất cây trồng trong bối cảnh Việt Nam phải đối đầu với khó khăn trong tương lai (nhu cầu sử dụng lương thực thực phẩm ngày càng tăng, nhưng đất trồng trọt, canh tác lại giảm do biến đổi khí hậu).
Theo như những nghiên cứu của TS. Graham Brookes, Giám đốc Viện Nghiên cứu PG Economics (trung tâm nghiên cứu nổi tiếng thế giới về công nghệ sinh học và cây trồng), giai đoạn từ năm 1996 - 2016, việc áp dụng công nghệ sinh học vào trồng trọt giúp sản lượng trên toàn cầu tăng 659 triệu tấn (thực phẩm/thức ăn chăn nuôi/sợi vải); thu nhập nông hộ trên toàn cầu tăng 186.1 tỷ USD.
Cây trồng công nghệ sinh học còn góp phần làm giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường so với cây trồng truyền thống. Lượng thuốc bảo vệ thực vật giảm 671 triệu kg (8.2%) và cải thiện tác động xấu tới môi trường lên đến 18.4%; khí thải nhà kính giảm 27,1 tỉ kg tương đương với giảm 16.7 triệu xe ô tô lưu thông trên đường.
Bên cạnh mặt tích cực, việc sử dụng công nghệ sinh học còn đem lại một vấn đề tiêu cực. Đó là sự lệ thuộc vào Glyphosate của một số nông dân tại Bắc/Nam Mỹ (sử dụng cùng cây trồng chống chịu thuốc trừ cỏ) là một trong những nguyên nhân dẫn tới vấn đề cỏ kháng thuốc-các nông dân đã phải thích ứng và thay đổi hệ thống quản lý cỏ dại, từ đó làm ra tăng lượng thuốc trừ cỏ sử dụng đồng thời tăng chi phí sản xuất so với 12 năm trước.
Tuy nhiên, vấn đề cỏ kháng thuốc và gia tăng lượng thuốc trừ cỏ sử dụng cũng là xu thế chung trong canh tác cây trồng truyền thống. Theo số liệu phân tích môi trường cho thấy thuốc trừ cỏ sử dụng cùng cây trồng biến đổi gen chống chịu thuôc trừ cỏ vấn tốt hơn so với các loại thuốc sử dụng trên cây trồng truyền thống. Cây trồng biến đổi gen chống chịu thuốc trừ cỏ vẫn mang lại lợi ích cao hơn so với cây trông truyền thống.
Mặc dù cây trồng công nghệ sinh học đem lại năng suất cao, giảm chi phí và những tác động xấu tới môi trường, nhưng vẫn còn rất nhiều ý kiến phản đối sử dụng thực phẩm biến đổi gen do ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dung.
Đến nay, các nghiên cứu của một số tổ chức lớn và uy tín trên thế giới như WHO, FAO, FDA, EPA đều khẳng định rằng: Hầu hết thực phẩm biến đổi gen là an toàn, có giá trị dinh dưỡng tương tự như thực phẩm không biến đổi gen và chưa thấy có ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe con người.
Dương Thành
-
Một vitamin quen thuộc có thể kiểm soát tiểu đường
-
Điều gì sẽ xảy ra nếu bổ sung vitamin quá liều?
-
Viêm tai, điếc… vì đeo tai nghe mọi lúc mọi nơi
-
Viêm hô hấp đang tấn công trẻ em
-
Giải phóng 25.000 hạt vi nhựa trong 15 phút, cốc giấy dùng 1 lần nguy hiểm thế nào?
-
Bệnh dại gia tăng, TP.HCM ra khuyến cáo