TikTok ‘gần như chắc chắn’ sẽ không bị cấm tại Mỹ
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance nói với NBC News rằng “gần như chắc chắn sẽ có một thỏa thuận cấp cao” ngăn chặn lệnh cấm TikTok tại Mỹ vào tháng 4 này.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Cộng đồng mạng đang dậy sóng với DB SIM – loại SIM ghép được cho là có khả năng biến iPhone lock trở thành một chiếc máy hoạt động như iPhone quốc tế. Tuy nhiên, khách hàng cần cẩn trọng trước khi mua loại SIM này để tránh rơi vào tình trạng dở khóc dở cười.
Trên thị trường điện thoại cũ, iPhone đang có 2 phiên bản phổ biến đó là iPhone lock (iPhone bản khóa mạng) và iPhone bản quốc tế. iPhone lock khi bán ra được đi kèm với hợp đồng nhà mạng nên chỉ sử dụng được SIM của nhà mạng đó (ví dụ iPhone Lock của Verizon thì chỉ dùng được SIM của Verizon). Ngược lại, iPhone quốc tế có thể dùng được SIM của tất cả các nhà mạng trên thế giới. So với bản quốc tế, giá của iPhone Lock tại Việt Nam thường rẻ hơn khoảng 20-30%.
Để iPhone lock có thể gắn được sim của nhà mạng khác, người dùng có thể “unlock” bằng cách mua code, tuy nhiên, chi phí cho việc này khá cao. Ngoài ra, còn có một phương pháp khác mà những người mua iPhone lock ở Việt Nam hay dùng đó là sử dụng SIM ghép.
Mới đây, trên thị trường xuất hiện loại sim ghép có tên DB SIM, được quảng cáo là có thể khắc phục gần như toàn bộ hạn chế của các dòng SIM ghép trước đây, giúp máy lock hoạt động ổn định như phiên bản quốc tế. DB SIM được một số cá nhân rao bán trên các diễn đàn công nghệ với giá khoảng 250.000 đồng, cao hơn 100.000 đồng so với các loại SIM ghép khác.
Như Tường – một người bán DB SIM cho biết loại SIM này hoạt động dựa trên mã EID (Embedded Identity Document) thay vì ICCID như các thế hệ SIM ghép trước đây. Khi lắp DB SIM vào máy, máy sẽ tự động kích hoạt, nhận diện SIM và hoạt động như một chiếc iPhone quốc tế bình thường, không gặp các lỗi thường thấy trên máy Lock như khó kích hoạt iMessage, danh bạ bị lỗi hay phải bật chuyển vùng dữ liệu.
Tuy nhiên, trái với những lời quảng cáo, nhiều người dùng cho biết vẫn gặp tình trạng mất sóng khi lắp DB SIM vào máy.
Anh Hoàng Hải – kỹ thuật viên điện thoại ở một cửa hàng trên phố Hoàng Cầu (Hà Nội) cho biết: “Về cơ bản, SIM ghép chỉ là một công cụ lách luật, đánh lừa iPhone rằng đây là bản quốc tế. Do đó, khi Apple tiến hành các bản cập nhật, loại SIM này có thể mất hoàn toàn tác dụng”.
Anh Hải cho biết thêm đã từng có nhiều trường hợp iPhone lock dùng SIM ghép bị khóa hoàn toàn, biến thành “cục chặn giấy” khi hãng ra mắt bản vá lỗi.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu một loại SIM được quảng cáo là giúp “xóa nhòa khoảng cách giữa bản Lock và quốc tế” được bán tại Việt Nam. Trước đó, vào năm 2020, cộng đồng mạng cũng từng dậy sóng với SIM ghép GPPLite có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, SIM này chỉ có hiệu quả một khoảng thời gian ngắn, trước khi Apple ra mắt bản vá lỗi. Điều này khiến những người trót tin những lời quảng cáo “thần thánh” lâm vào tình trạng dở khóc dở cười.
Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của sim ghép mới, người dùng cũng
cần cẩn thận hơn khi mua iPhone đã qua sử dụng. Hiện nay trên thị trường vẫn diễn
ra phổ biển tình trạng máy bản khoá mạng nhưng được nguỵ trang thành bản quốc tế
nhờ sim ghép, khiến khách hàng thiệt hại hàng triệu đồng vì trót tin lời gian
thương.