Đăng nhập Đăng ký

hoặc

Vui lòng nhập thông tin cá nhân

Đặt lại mật khẩu

Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu

Email không đúng

Sự thật về chiếc váy hồng trăm người mặc lan truyền khắp mạng xã hội

Thứ năm, 20/02/2025 17:38 (GMT+7)

Vài ngày qua, trên các nền tảng mạng xã hội, ngày càng nhiều người đăng tải hình ảnh bản thân mặc chiếc bó hai dây màu hồng. Trên thực tế, món đồ trên là một sản phẩm nằm trong tính năng Tủ đồ AI mới ra mắt của ứng dụng chụp và chỉnh sửa hình ảnh mang tên BeautyCam (Trung Quốc).

Beautycam ra mắt tính năng Tủ đồ AI từ ngày 18/2. Với tính năng này, người dùng chỉ cần chọn một bức hình có sẵn, chọn một kiểu váy, áo quần, phụ kiện… rồi để AI xử lý. Kết quả có ngay sau vài giây: một tấm hình với khuôn mặt và bối cảnh cũ nhưng được thay đổi hoàn toàn trang phục.

Hiện tại, Beautycam hiện có khoảng 70 lựa chọn về trang phục, từ những bộ quần áo dành cho trẻ em, đầm dạ hội sang trọng cho đến những bộ “cánh” có phần hở hang. Đáng chú ý, hình ảnh sau khi chỉnh sửa được đánh giá là tương đối chân thực, khiến nhiều người không nhận ra đây là sản phẩm của AI.

Giao diện tủ đồ AI của Beautycam. Ảnh: Thái Sơn 

BeautyCam hiện xếp thứ 1 trên bảng xếp hạng ứng dụng Ảnh & Video tại App Store, được đánh giá 4,8/5 sao. Ứng dụn này cho phép sử dụng miễn phí đầy đủ tính năng trong vòng một tuần. Sau đó, người dùng sẽ phải đăng ký gói sử dụng một năm, giá 469.000 đồng.

Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự ấn tượng với khả năng ghép quần áo giống y như thật của ứng dụng này. "Tôi thấy tới tận 5-7 người mặc một chiếc váy giống nhau đăng ảnh trên mạng xã hội. Tôi vẫn nghĩ những bức ảnh này là thật cho đến khi một người bạn cho biết đây là sản phẩm của AI” – bạn Ngọc Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết.

Bên cạnh sự hào hứng, khả năng tạo ảnh AI giống y như thật của BeautyCam cũng khiến lo ngại về nguy cơ bị kẻ xấu sẽ giả mạo hình ảnh, dẫn đến những thiệt hại khó lường.

Trong bài đăng loạt ảnh các bạn nam mặc váy hồng có gần 1.000 bình luận trên một trang cộng đồng Facebook, một tài khoản có tên Anh Khang chia sẻ: "Trước có ứng dụng Deepfake dùng để thay đổi khuôn mặt, giờ lại có thêm cả ứng dụng này thay đổi quần áo trông như thật. Bây giờ, ghép dựng được clip xấu thì ai xem cũng tin là thật 100%. Công nghệ càng cao, càng sinh động bao nhiêu thì lại càng kéo theo nhiều nỗi lo về an ninh không tốt bấy nhiêu. Không ít người nồi tiếng khốn khổ vì ảnh ghép, clip giả bôi xấu rồi".

Theo các chuyên gia, người dùng nên cân nhắc khi sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh AI này và chỉ cấp quyền truy cập tối thiểu nếu cần. Bên cạnh đó, cần tôn trọng quyền riêng tư và không đăng ảnh người khác lên mạng xã hội khi chưa nhận được sự đồng ý.

Theo Lương Sơn (Tạp chí Lao động & Xã hội)
Nguồn: