Phạm tội khi ngáo đá: Cần tăng trách nhiệm hình sự
Những vụ tai nạn giao thông hoặc thảm án sát hại nhiều người, trong đó có cả người thân ruột thịt liên tục xuất hiện do các con nghiện sử dụng ma túy tổng hợp (MTTH) gây ra. Tại sao hậu quả thảm khốc xảy ra ngày càng nhiều? Làm thế nào để phòng chống tình trạng này. Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng cần có hình thức xử phạt nghiêm và nên đưa đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Hiện nay, nhiều loại MTTH được phát hiện và đang có một sự chuyển tiếp mạnh từ heroin sang MTTH. Có thể nói, chúng ta đang phải sống trong một môi trường xã hội bị ô nhiễm chất gây nghiện: Các ổ nhóm, tụ điểm tiêm chích vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, người nghiện vẫn có thể tìm mua ma túy dễ dàng. Các khách sạn, phòng trọ, quán bar, vũ trường là nơi thường được nhiều bạn trẻ chọn làm “bãi đáp” chơi MTTH. Hiện nay, môi trường học đường cũng đã và đang bị ma túy xâm nhập.
Thậm chí, có nhận thức cho rằng, hít heroin thì nghiện, còn chơi “đá” thì chỉ có cảm giác hưng phấn chứ không n ghiện. Đây là một nhận định sai lầm. Đã nói đến chất kích thích hay chất gây nghiện thì khi sử dụng đều bị nghiện, do vậy dù hít hay chơi đá đều nghiện và mức độ từ nhẹ đến nặng sẽ là quá trình làm cho con người dễ bị nghiện nặng
Luật sư Hùng cho biết, hiện nay có nhiều loại chất kích thích, chất gây nghiện mà giới trẻ nói riêng và người lớn nói chung sử dụng rất nhiều, hành vi phạm tội khi sử dụng chất gây nghiện từ đó cũng tăng lên. Nghiện ma túy diễn ra nhiều từ học sinh, sinh viên đến người lớn, độ tuổi từ 16-40 chiếm một tỷ lệ lớn. Nếu chỉ nghiện nhẹ thì cơ quan Nhà nước sẽ đưa vào các trung tâm cai nghiện, xử phạt hành chính... Nếu vẫn tái phạm hoặc nghiện nặng thậm chí bị xử lý hình sự về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy...
Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 13 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo các quy định trên, việc phạm tội trong trường hợp không phải do mắc bệnh lý mà do tự ý dùng thuốc kích thích mạnh thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, hành vi sử dụng chất kích thích vẫn bị xử lý hình sự khi có hành vi vi phạm pháp luật. Đây không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm mà chỉ được coi là tình tiết định khung tăng nặng đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Việc sử dụng chất cấm cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mà cần được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, hình thức xử phạt tiền, phạt hành chính.
Minh Việt
- Inforgraphic: 9 'bước' đòi nợ hiệu quả, đúng pháp luật
- Đánh ghen, quay clip tung lên mạng xã hội: Phản cảm và vi phạm pháp luật
- Cần hoàn thiện pháp luật để quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty đa quốc gia
- Doanh nghiệp quốc phòng hoạt động kinh tế đúng pháp luật, bình đẳng với các doanh nghiệp khác
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội