PGS Nguyễn Lân Hiếu kiên quyết “lôi ra ánh sáng” ý đồ đen tối nhằm vào trường thực nghiệm và GS Hồ Ngọc Đại

Thứ tư, 12/09/2018, 07:17 AM

Mấy ngày gần đây, cộng đồng mạng sục sôi và tranh cãi nảy lửa sau khi một clip về cô giáo dạy học trò đánh vần theo phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại được đăng tải.

Theo nội dung video, cô giáo hướng dẫn học sinh đọc câu thơ: "Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ" bằng cách nhìn vào dấu chấm, ô vuông.

Câu chuyện đánh vần bằng "ô vuông, hình tròn" khiến nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khẳng định, chương trình Công nghệ giáo dục đã có từ lâu.

Chương trình này được GS Hồ Ngọc Đại làm chủ biên, áp dụng vào thí điểm tại Việt Nam từ năm 1978. Trải qua 40 năm tồn tại, chương trình đã sản sinh ra không ít người tài như GS Ngô Bảo Châu, PGS.BS Nguyễn Lân Hiếu...

Nhiều tranh cãi xung quanh phương pháp dạy Tiếng Việt của Công nghệ giáo dục.

Nhiều tranh cãi xung quanh phương pháp dạy Tiếng Việt của Công nghệ giáo dục.

Trả lời báo Tri thức trực tuyến sáng nay (10/9), PGS.TS BS Nguyễn Lân Hiếu (Phó GĐ Bệnh viện ĐH Y Hà Nội) – người cùng với GS Ngô Bảo Châu, là học sinh khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm Hà Nội cho rằng có lợi ích nhóm đằng sau vụ tranh luận trên mạng xã hội với những lời lẽ phản cảm chỉ trích chương trình Công nghệ Giáo dục những ngày qua.

Mặc dù “rất ngại nói về những lĩnh vực chuyên môn mà mình không biết”, nhưng PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu cho Infonet hay, với tư cách là "học trò Thực nghiệm khóa 1, tôi không thể không lên tiếng”.

Bởi: “Trước hết phải khẳng định cách học tiếng Việt của trường Thực nghiệm có sự khác biệt. Khi các bạn học đánh vần từng từ thì chúng tôi học thơ lục bát. Chúng tôi học âm trước rồi đến chữ rồi mới ghép vần. Nên cách tiếp cận này trở nên lạ lùng với những ai học chữ bằng đánh vần đầu tiên. Thơ lục bát có 6 âm ở câu trên và 8 âm ở câu dưới với nguyên tắc âm thứ 6 của câu trên đồng với âm thứ 6 của câu dưới.

Mỗi chữ cái đều có tên gọi. Ví dụ C ta đọc là xê (vitamine C) đó là tên của chữ cái đó. Nhưng âm phát ra khi đọc nó là cờ. Đó chính là sự khác biệt giữa âm và chữ.

Để dễ hiểu tôi xin lấy ví dụ: Chữ Q và K tên của nó là quy và ca (khi đánh bài ta vẫn gọi là quy cơ, ca bích....) nhưng âm của nó phát ra khi ghép vào từ thì vẫn là cờ...”, PGS Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ.

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là Phó giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội từ năm 2017. Ảnh: NVCC.

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu là Phó giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội từ năm 2017. Ảnh: NVCC.

Vị đại biểu Quốc hội này cũng cho biết, đó là về mặt nguyên lý khoa học. “Còn về thực tế thì chúng tôi - những học sinh Ái Hữu Thực Nghiệm là những bằng chứng rõ ràng nhất. Chúng tôi sắp tổ chức 40 năm Thực Nghiệm vào ngày 3/11/2018. Nếu bạn nào còn nghi ngờ xin mời đến để xem, để nghe chúng tôi "phát âm'' trong đêm gala ấy nhé”, ông Hiếu nói.

 Tại buổi chia sẻ với phóng viên Tri thức trực tuyến, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cũng khẳng định có nhóm lợi ích đứng sau vụ việc gây ồn ào này. Tuy nhiên, theo ông, đây cũng là cơ hội tốt để xã hội tìm hiểu một phương pháp giáo dục đã tồn tại 40 năm, qua bao thăng trầm nhưng vẫn khẳng định được hiệu quả của nó.

Và PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói ông quyết "lôi ra ánh sáng" lợi ích nhóm muốn xóa sổ Công nghệ Giáo dục và trường Thực nghiệm, cũng như để độc quyền sách giáo khoa.

Chia sẻ với tạp chí Gia đình mới, GS Nguyễn Lân Dũng – bố của PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cho biết, phương pháp học tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại rất khoa học, hợp lý, đem lại nhiều lợi ích cho học sinh. Bằng chứng là đã có khoảng 800.000 người học (thống kê chưa đầy đủ) theo phương pháp này.

"Con trai tôi là PGS Nguyễn Lân Hiếu và bạn học của con tôi là GS Ngô Bảo Châu, PGS Phan Hương… là những thế hệ học sinh đầu tiên học theo phương pháp này. Tôi chơi với các bạn trong lớp này của cháu suốt mấy chục năm qua. Các cháu đều thành đạt và rất kính yêu thầy Đại. Thời kỳ mà Lân Hiếu đi học tiểu học tại trường, về nhà gia đình không phải dạy dỗ thêm gì mà con có thể đọc rất nhanh, rất đúng, rất khoa học, đạt thành tích học tập cao”, GS Lân Dũng tiết lộ.

Cũng theo GS Nguyễn Lân Dũng, thời kỳ Nguyễn Lân Hiếu đi học đã học như vậy và không gặp phải bất kỳ khó khăn gì trong quá trình học tập, gia đình không phải giúp đỡ gì: “Phương pháp dạy học kiểu của thầy Đại giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, tư duy logic, tìm thấy sự vui thích trong học tập để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, đúng như khẩu hiệu của nhà trường đề ra lúc bấy giờ.

Dạy cách đánh vần Tiếng Việt qua hình tròn, vuông trong chương trình Công nghệ giáo dục.

Dạy cách đánh vần Tiếng Việt qua hình tròn, vuông trong chương trình Công nghệ giáo dục.

Và hơn hết, có thể tự tin nói học sinh học ở trường Thực nghiệm học theo phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại mà tôi theo dõi khoá đầu tiên đều thành đạt, dù mỗi cháu ở các cương vị khác nhau sau này” – ông Nguyễn Lân Dũng cho hay.

Trong khi đó, từng trả lời phỏng vấn Báo điện tử Infonet, GS Hồ Ngọc Đại nói: “Ở phương pháp cũ ai cũng dạy được, có khi mẹ dạy tốt hơn cô giáo. Nhưng với phương pháp mới của tôi, thì ngoài cô giáo không ai làm được. Bố mẹ không làm được. Trẻ con chỉ cần học ở trường là đủ. Ra khỏi cổng trường là được chơi với bố mẹ. Việc này chúng tôi đã làm mấy chục năm rồi”.

Minh Anh

Theo Giadinh

largeer