Nuôi chó Pit Bull - 'sát thủ máu lạnh': Những nguy hiểm có thể xảy ra

Thứ sáu, 24/08/2018, 10:41 AM

Với ngoại hình dữ dằn, cơ bắp săn chắc, đôi mắt sắc lạnh, lầm lì, hàm răng rắn chắc, bước chạy thoăn thoắt như tên…, loại chó Pit Bull luôn được dân chơi săn lùng mua rầm rộ. Tuy nhiên, không ít người đã bị trả giá vì sự thiếu hiểu biết và nuôi dạy không đúng cách.

Bắt nguồn từ châu Mỹ, Pit bull là một giống chó nhà được nuôi để làm vật giữ nhà và bảo vệ chủ. Với đặc tính dữ dằn, hiếu chiến, bền bỉ, gan lì và mạnh mẽ, chúng được dân cao bồi mang theo trong mỗi cuộc đi săn. Ngoài cách gọi “chiến binh”, “sát thủ máu lạnh”, Pit Bull còn được dân chơi gọi là chó chiến, chó săn.

Pit Bull bản chất là giống chó trung thành với thủ lĩnh và sẵn sàng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng của mình để bảo vệ chủ. Khi bị kích động và đào tạo, chăm sóc không đúng cách, nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn cả chó điên. Vì thế, việc nuôi và huấn luyện Pit Bull đòi hỏi người chủ phải có một tình yêu đặc biệt với nó, dạy bảo, cư xử đúng cách, tuyệt đối không dạy kích động, tấn công vô lý.

Người đầu tiên mang giống chó Pit Bull về Việt Nam chính là anh Mai Quang Tuấn

Người đầu tiên mang giống chó Pit Bull về Việt Nam chính là anh Mai Quang Tuấn

Loài này bản chất không quá dữ dằn như ngoại hình của nó. Ngược lại nó hiền và rất trung thành. Giống chó Pit Bull có thể nói là rất tuyệt. Chúng hoà đồng mọi cá thể xung quanh, biết nghe lời khi được dạy dỗ.

Tuy nhiên, rất nhiều người nuôi Pit Bull theo cách rất tệ. Từ đó dẫn đến sự thất bại cho chính người nuôi nó và muốn trục lợi nó. Họ không lường hết được hậu quả sẽ đến nếu nuôi dạy Pit Bull thiếu hiểu biết, không đúng cách.

Nếu nuôi Pit Bull đúng cách sẽ rất hay. Ngược lại, nếu nuôi sai cách hậu họa sẽ khôn lường. Anh Mai Anh Tuấn (Hà Nội) - người có nhiều năm nuôi Pit Bull tư vấn, khi đưa chó này ra khỏi nhà, người chủ cần rọ mõm cho chó, trang bị dây xích chắc chắn và luôn kiểm soát cự ly giữa nó với mọi con vật khác.

Một tay chơi, chuyên nuôi chó Pit Bull cho biết: "Trước đây, dân nuôi Pit Bull hay tổ chức các cuộc 'chọi chó'. Song về sau, thấy cuộc chơi mang tính man rợ, tàn sát nên dần dần thú chọi chó bị loại bỏ. Nếu ai yếu tim thì không nên xem chọi chó bởi máu me be bét khắp mình chúng; thậm chí cắn xé nhau đến rách thịt. Giống Pit Bull ít khi dừng cuộc chiến nếu đối phương chưa gục xuống. Nó chỉ dừng lại khi đối phương ngắc ngoải hoặc đã chết".

Theo dân chơi Pit Bull, người đầu tiên mang giống chó này về Việt Nam chính là anh Mai Quang Tuấn. Năm 2003, qua lời mách bảo của một người bạn sống ở Nga, anh Tuấn tò mò muốn thử xem nó dữ tới mức nào.

Nhưng tới khi chú chó Pit Bull được chuyển về Việt Nam, bao ý nghĩ dè chừng chú chó này bỗng tan biến khi gặp khách lạ, nó không hề sủa lên inh ỏi như giống chó ta. Ngược lại, nó cứ để anh thoải mái vuốt ve, huýt sáo trêu đùa.

Nghĩ là có duyên nên anh Tuấn nhanh chóng bắt tay vào thực hiện nuôi dạy Pit Bull như sách dạy. Mỗi ngày, nó được anh Tuấn huấn luyện bơi, nhảy cao, vượt chướng ngại vật… để thêm dẻo dai, tăng cường sức khỏe.

Trong khu vườn rộng hàng nghìn mét vuông của mình, anh Tuấn dựng lên những bức tường cho Pit Bull nhảy; thậm chí nhiều lốp ôtô cũng được tập kết về cho Pit Bull luyện cơ hàm.

Đặc thù giống Pit Bull là đã ngoạm vật gì thì ngoạm tới khi đứt lìa ra mới thôi. Vì thế, khi bị Pit Bull tấn công, thường vết thương để lại rất sâu và rộng vì hàm răng của chúng rất dài, sắc nhọn, nhẹ có thể mang tật, nặng có thể mất mạng.

Vân Khánh 

Dân Sinh

largeer