Những loại thực phẩm dễ gây nguy cơ ung thư cao

Thứ sáu, 26/10/2018, 15:33 PM

Ung thư là căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà mọi người đều ám ảnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư như: hút thuốc, uống nhiều bia rượu, các chất độc hại, thực phẩm không vệ sinh,…Tuy nhiên, có những loại thực phẩm khi ăn vào cũng có thể gây ung thư

Xét về bản chất, không có loại thực phẩm nào trực tiếp gây ra ung thư. Nhưng chính phương pháp nấu nướng, đóng gói và các thành phần kết hợp đã gây nên một số biến đổi khác lạ trong cơ thể và khiến mầm mống ung thư phát triển mạnh.

Dưới đây là các thực phẩm bạn nên hạn chế sử dụng nếu không muốn rước họa vào thân:

1. Thịt đỏ

Empty

Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn đều chứa rất nhiều nitrite và nitrate, đây là các chất bảo quản với mã số trên bao bì là E249 và E25. Hai chất này có tác dụng ức chế vi khuẩn sinh sôi phát triển, giữ màu đỏ tự nhiên cho thịt, giúp thịt chậm ôi thiu, lâu mất mùi, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm ở người.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế năm 2015, nitrite và nitrate, là hai chất có thể gây ung thư. Việc ăn quá nhiều thịt đỏ cũng có nguyên nhân gây ra ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy, đại trực tràng và dạ dày. Trong thịt nướng bị cháy cũng có chứa thành phần gây ra ung thư.

2. Rượu, bia, đồ uống có cồn

Empty

Nếu uống rượu, bia nhiều hơn mức cho phép, nguy cơ mắc ung thư sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều. Đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư gan.

Một đơn vị cồn tương đương 10g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch, tương đương với: 3/4 chai/lon bia 330 ml (5% cồn); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5% cồn); hoặc 1 ly rượu mạnh 30 ml (40%). Do đó, nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn mỗi ngày, phụ nữ không uống quá một đơn vị cồn mỗi ngày.

3. Thực phẩm lên men

Empty

Việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm lên men, các thực phẩm có chứa nhiều muối sẽ dễ dẫn tới nguy cơ bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không nên loại bỏ các loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn mà chỉ hạn chế ăn, vì trong một vài món như kim chi muối, bắp cải muối vẫn chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các loại gia vị tự nhiên như: tỏi, nghệ, lá bạc hà, hương thảo…

4. Thực phẩm đóng hộp

Empty

Nhiều loại thực phẩm đóng hộp hiện nay có chứa bisphenol-A (BPA), một chất được chứng minh là có thể phá hủy AND trong cơ thể người. Chất này có thể tăng rủi ro mắc một số loại ung thư nhất định và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Do đó, khi mua đồ hộp, bạn nên chọn những sản phẩm ghi dòng chữ “không chứa BPA” (BPA free) và cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp.

5. Các loại thực phẩm hydro hóa dầu một phần

Empty

Đây là một chất béo bão hòa thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện nhiệt độ phòng. Loại dầu này giúp tăng khẩu vị và hạn sử dụng cho sản phẩm nhưng không hề tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Việc sử dụng loại dầu này một phần liên quan đến ung thư trực tràng và ung thư vú.

Hầu hết các nhà sản xuất tránh sử dụng cụm từ “hydro hóa” hoặc “hydro hóa một phần” mà thay vào đó sử dụng thuật ngữ “trans-fat”, nên người tiêu dùng cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, hạn chế các loại thực phẩm có chứa chất này.

Liên Nguyễn (Tổng hợp)

Theo NTD