Nhà Trắng bảo vệ quyết định cắt giảm nguồn tài trợ nghiên cứu y khoa
Thứ hai, 10/02/2025 09:53 (GMT+7)
Ngày 8/2, Nhà Trắng đã lên tiếng bảo vệ quyết định của Viện Y tế quốc gia (NIH) cắt giảm mạnh nguồn tài trợ cho các trường đại học và trung tâm nghiên cứu y khoa.
NIH ngày 7/2 thông báo sẽ giới hạn mức tài trợ cho chi phí "gián tiếp" (hay còn gọi là chi phí chung) của các nghiên cứu ở mức 15%, giảm mạnh so với mức 60% mà một số tổ chức đang nhận. Theo NIH, việc cắt giảm này có hiệu lực ngay lập tức và sẽ giúp tiết kiệm hơn 4 tỷ USD mỗi năm. Cơ quan này nhấn mạnh quyết định này nhằm đảm bảo rằng ngân sách chính phủ sẽ được dành cho chi phí trực tiếp của các công trình nghiên cứu khoa học.
Các chi phí bị cắt giảm bao gồm những khoản chi cho bảo trì, thiết bị và hoạt động hành chính tại các phòng thí nghiệm nghiên cứu. NIH cho rằng việc này là cần thiết để tối ưu hóa nguồn lực cho nghiên cứu trực tiếp, như các công trình về ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh.
Điện Capitol Hoa Kỳ. (Ảnh: AOC)
Tuy nhiên, động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà khoa học và học giả. Ông Matt Owens, Chủ tịch COGR - hiệp hội đại diện các viện nghiên cứu và trung tâm y khoa của các trường đại học, cho rằng việc cắt giảm nguồn tài trợ "chắc chắn sẽ làm tê liệt hoạt động nghiên cứu và đổi mới giúp cứu sống con người". Trong khi đó, ông Jeffrey Flier, cựu hiệu trưởng Trường Y Đại học Harvard, cho rằng chính sách này sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với nghiên cứu y sinh học và các nhà nghiên cứu.
Dù vậy, Nhà Trắng đã bảo vệ động thái này, cho rằng tỷ lệ chi phí gián tiếp hiện nay của NIH là quá cao so với mức chi phí gián tiếp mà các tổ chức nghiên cứu nhận được từ quỹ tư nhân. Trước đó, ông Elon Musk, cố vấn của Tổng thống Donald Trump và là người dẫn đầu chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang, cũng bày tỏ hoan nghênh quyết định cắt giảm. Một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa cũng tán thành việc cắt giảm, cho rằng biện pháp này sẽ giúp giảm kinh phí hoạt động cho các trường đại học nghiên cứu danh tiếng như Harvard, Yale và Johns Hopkins.
Trong khi đó, các tổ chức bị ảnh hưởng cho rằng các khoản chi gián tiếp này thực tế được sử dụng để duy trì các công cụ, cơ sở vật chất và nhân viên hỗ trợ thiết yếu cho nghiên cứu. Đại học Johns Hopkins cho biết các khoản tiền này dùng để duy trì vận hành các phòng thí nghiệm, hỗ trợ thiết bị nghiên cứu như máy ly tâm và bảo vệ dữ liệu lâm sàng.
Ngày 8/2, một thẩm phán Mỹ đã ra phán quyết khẩn cấp, ngăn chặn Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE), do ông Elon Musk đứng đầu, truy cập dữ liệu thông tin cá nhân và hồ sơ tài chính của hàng triệu công dân Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh hành pháp vào ngày 7/2 vừa qua, tạm đình chỉ việc hủy bỏ quy định "de minimis" đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quỹ từ thiện tỷ đô của Jeff Bezos ngừng tài trợ cho tổ chức khí hậu hàng đầu thế giới, làm dấy lên nghi vấn về sự thay đổi trong ưu tiên của giới tỷ phú công nghệ.
Trung Quốc công bố một thỏa thuận quan trọng với Mỹ, mở đường cho việc xuất khẩu đất hiếm và thể hiện cam kết xây dựng mối quan hệ kinh tế và thương mại ổn định, bền vững với Washington
Nhà Trắng đã lên tiếng bác bỏ các đồn đoán về việc sớm thay thế Chủ tịch Fed. Tuy nhiên, động thái này chưa thể dập tắt những bất ổn trên thị trường và cuộc chiến ngầm về tương lai chính sách tiền tệ Mỹ.
Tỷ phú Jeff Bezos và vị hôn thê Lauren Sanchez đang tổ chức một siêu đám cưới kéo dài ba ngày tại Venice. Sự kiện quy tụ dàn khách mời toàn sao và được dự đoán sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn cho địa phương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố đã ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc về đất hiếm. Đồng thời, ông đặt mục tiêu chốt thỏa thuận với 10 đối tác lớn khác trong hai tuần tới, trước hạn chót 9/7.
Tổng thống Trump tuyên bố đã ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Nhà Trắng xác nhận Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh xuất khẩu đất hiếm, một bước tiến quan trọng giúp hạ nhiệt căng thẳng song phương.
Một hiện tượng văn hóa kỳ lạ đang diễn ra, tiền giấy vàng mã của người Trung Quốc bất ngờ trở thành mặt hàng được săn lùng ở phương Tây, biến một làng quê thành trung tâm sản xuất độc quyền toàn cầu.