Mùa cúm tồi tệ nhất trong 15 năm ở Mỹ, 24 triệu người nhiễm, 13.000 người tử vong
Thứ hai, 10/02/2025 11:28 (GMT+7)
Nước Mỹ đang oằn mình chống dịch cúm mùa tồi tệ nhất 15 năm, số ca nhiễm và tử vong tăng chóng mặt, vượt qua con số 24 triệu người mắc với 13.000 ca tử vong, hệ thống y tế đang rất căng thẳng.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo đáng lo ngại về tình hình dịch cúm mùa đang diễn biến phức tạp trên toàn quốc. Theo thống kê mới nhất công bố ngày 7 vừa qua, ít nhất 24 triệu người Mỹ đã nhiễm cúm trong mùa dịch năm nay, với hơn 310.000 ca nhập viện điều trị và đáng buồn hơn, 13.000 người đã tử vong do các biến chứng liên quan đến cúm. Đáng chú ý, tỷ lệ mắc cúm tại Mỹ đã chạm hoặc gần chạm mức cao nhất trong vòng 15 năm qua, đáng lo ngại hơn, dịch bệnh vẫn đang tiếp tục lan rộng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ảnh minh họa. (AI)
Theo các báo cáo từ Associated Press và Reuters, số ca mắc cúm trên toàn nước Mỹ trong tuần vừa qua đã vượt xa đỉnh điểm của bất kỳ mùa cúm đông nào kể từ năm 2009-2010. Chỉ trong tuần qua, số bệnh nhân nhập viện do cúm đã tăng thêm hơn 48.000 người. Báo cáo của CDC cho thấy, có tới 43 bang trên toàn quốc ghi nhận mức độ hoạt động của virus cúm ở mức cao hoặc rất cao, tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các bang miền Nam, Tây Nam và miền Tây.
Dịch cúm bùng phát mạnh mẽ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động thường nhật, thậm chí khiến một số trường học phải đóng cửa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Điển hình như Khu học chánh Godley độc lập ở bang Texas, với 3.200 học sinh, đã phải tuyên bố tạm ngừng hoạt động trong 3 ngày do có tới 650 học sinh và 60 nhân viên giáo viên phải nghỉ ốm vì cúm.
Phần lớn các ca nhiễm cúm tại Mỹ trong mùa dịch này là do virus cúm A, chủ yếu là các chủng H1N1 và H3N2. Theo số liệu thống kê từ đầu mùa dịch đến nay, toàn nước Mỹ đã ghi nhận ít nhất 24 triệu ca nhiễm cúm, 310.000 ca nhập viện và 13.000 ca tử vong. Thông thường, mùa cúm sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 2 hàng năm. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, các chuyên gia y tế lo ngại đỉnh dịch có thể kéo dài hơn và số ca nhiễm cũng như tử vong có thể tiếp tục gia tăng.
Trước tình hình dịch cúm diễn biến phức tạp, các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cá nhân để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị bao gồm: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, vệ sinh và khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng, tránh tiếp xúc gần với người bệnh. Ngoài ra, việc tiêm phòng cúm hàng năm vẫn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất, đặc biệt đối với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền và phụ nữ mang thai.
Trước lo ngại về biến chứng nặng do cúm, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh đang tăng vọt trên cả nước. Hệ thống tiêm chủng VNVC ghi nhận số lượng người đến tiêm đã tăng hơn 500% chỉ trong 5 ngày và vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so
Liên quan đến ca mắc cúm A/H5N1 tử vong tại Khánh Hòa, Bộ Y tế nhận định, thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Virus A/H5N1 là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỷ lệ cao, khoảng 50% -60%.
Sau khi phía Mỹ leo thang thuế quan lên 245%, giới phân tích Anh đã chỉ ra '3 lá bài tẩy' của Trung Quốc gồm thặng dư thương mại, nắm giữ nợ Mỹ và kiểm soát khoáng sản hiếm, đủ sức đối trọng với Washington.
Mỹ đã phát động các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với công ty trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc, cáo buộc ứng dụng này là mối đe dọa an ninh, nghi ngờ đánh cắp công nghệ Mỹ và rò rỉ dữ liệu người dùng.
Giữa căng thẳng thuế quan thương mại Mỹ - Trung, các ứng dụng mua sắm trực tuyến của Trung Quốc bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ tại thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ, trong đó Taobao dẫn đầu xu hướng gây sốt.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đạt đến đỉnh điểm mới khi chính quyền Trump áp mức thuế quan 245% lên hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả mạnh mẽ, tuyên bố "không sợ chiến đấu" và yêu cầu Mỹ từ bỏ áp lực để đàm phán.
Trong bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt, du khách Nhật Bản bất chấp thủ tục kiểm dịch phức tạp, mua gạo ở các siêu thị Hàn Quốc với giá rẻ hơn một nửa.