Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so
Dẫn dữ liệu công bố hằng tuần của Viện Y tế công cộng (Sciensano) cho thấy tỷ lệ người đến khám vì các triệu chứng giống cúm đã lên tới 1.199/100.000 dân. Tỷ lệ này được cho là "đặc biệt cao" và có thể còn cao hơn nữa do dữ liệu chưa đầy đủ.
Các bệnh viện đang phải vật lộn với tình trạng quá tải. Tỷ lệ nhập viện do cúm là 6,6/100.000 dân. Mặc dù con số này giảm nhẹ so với tuần trước, nhưng các bệnh viện vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giường bệnh.
Ông Olivier Rubay, đại diện Bệnh viện Đại học Liège (CHU de Liège), cho biết bệnh viện đang chứng kiến tình trạng quá tải ở tất cả các khoa. Ông cũng nhấn mạnh rằng các bệnh viện đều chật kín bệnh nhân, và việc chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện khác là không khả thi vì tất cả đều đã quá tải.
Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn do tình trạng thiếu nhân sự vì một số nhân viên y tế cũng mắc bệnh cúm.
Các nhân viên y tế đang phải làm việc quá sức và chịu nhiều áp lực. Bác sĩ Julien De Greef, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Saint-Luc ở Brussels, cho biết điều khiến tình hình trở nên đặc biệt khó khăn là chuỗi các loại virus đường hô hấp liên tiếp đã khiến các nhân viên y tế có rất ít thời gian nghỉ ngơi trong vài tuần qua. Một điều đáng lo ngại khác là virus cúm năm nay có vẻ nguy hiểm hơn. Theo một bác sĩ đa khoa, bệnh nhân thường cần phải điều trị từ 5 đến 6 ngày.
Nghịch lý hiện nay là nhiều người bệnh không thể ở nhà đủ lâu để hồi phục và ngăn chặn sự lây lan của virus. Dù đã có khuyến nghị người bệnh ở nhà để hạn chế dịch bệnh lây lan, nhưng việc thiếu các biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là lao động tự do và những người làm việc không thường xuyên, đang gây khó khăn tài chính cho chính họ. Điều này buộc nhiều người phải đi làm ngay cả khi chưa khỏi bệnh, làm tăng nguy cơ lây lan virus trong cộng đồng.
Trước tình hình này, các chuyên gia y tế kêu gọi người dân nên ở nhà khi bị bệnh, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và tiêm phòng cúm để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Những tháng cuối năm giao mùa, thời tiết lạnh, hanh khô là thời điểm lí tưởng để các tác nhân gây bệnh hô hấp bùng phát và lây lan mạnh mẽ. Hiện miền Bắc bước vào đỉnh dịch cúm A với số ca mắc tăng cao, nhất là lứa tuổi học sinh và trẻ nhỏ.
Bệnh cúm mùa đang vào giai đoạn cao điểm. Trong khi đó, nguồn cung cấp thuốc Tamiflu tại các bệnh viện lại đang tạm thời đứt hàng. Nhiều người dân lùng mua thuốc Tamiflu trôi nổi để dự trữ, thậm chí uống trước với hy vọng phòng được bệnh cúm.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang đẩy các nhà máy ở huyện Cao Dương, Trung Quốc vào cảnh lao đao, đơn hàng xuất khẩu bị đình trệ, thị trường nội địa ảm đạm.
Hai phát ngôn công kích liên tiếp của Tổng thống Donald Trump nhằm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell ngày 17/4 đã tạo thêm một đám mây đen nữa bao trùm các thị trường tài chính và nền kinh tế. Tình huống này còn cho thấy vì sao một ngân hàng trung ương độc lập lại cần thiết.
Vụ hỏa hoạn khiến chiếc thuyền cháy dữ dội rồi lật úp, cướp đi sinh mạng của ít nhất 148 người. Nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ việc nấu ăn trên thuyền.
Một nhà hàng cao cấp ở Thượng Hải đang gây xôn xao dư luận khi giới thiệu món tráng miệng từ phân voi. Món ăn độc lạ này đã châm ngòi cho cuộc tranh cãi nảy lửa về an toàn thực phẩm và khẩu vị.
Khi cơn sốt bán vàng ở Trung Quốc bùng nổ, máy "ATM vàng" thông minh, mua bán, kiểm định tự động, thanh toán siêu tốc, thu hút người dân tò mò trải nghiệm.
Sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đang hứng bão chỉ trích vì giá cả "cắt cổ", một quả chuối tại đây được bán với giá 176.000 đồng, một cốc bia 514.000 đồng. Du khách phẫn nộ, gọi đây là "sân bay đắt đỏ nhất thế giới".