Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nộp thêm 367 tỷ đồng khắc phục hậu quả
Thứ hai, 24/03/2025 19:10 (GMT+7)
Trước thềm phiên phúc thẩm dự kiến diễn ra ngày mai, ba anh em cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp thêm 367 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, nâng tổng số tiền nộp lên hơn 976 tỷ đồng.
Ngày 24/3, các luật sư cho biết ba anh em cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp thêm 367 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, nâng tổng số tiền nộp lên hơn 976 tỷ đồng.
Trong đó, bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga nộp 86 tỷ đồng, Trịnh Thị Minh Huế hơn 254 tỷ đồng, số tiền này do ông Quyết nộp thay. Phần còn lại, cựu chủ tịch FLC nộp cho bản thân là hơn 27 tỷ đồng.
Tại phiên sơ thẩm, ông Quyết bị tuyên 21 năm tù, bà Huế 14 năm, bà Nga 8 năm, cùng về tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cả ba đã kháng cáo xin giảm nhẹ án và miễn, giảm trách nhiệm bồi thường.
Hiện, ông Quyết còn phải nộp hơn 1.869 tỷ đồng, trong khi hai em gái đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường theo phán quyết sơ thẩm.
Cựu chủ tịch FLC nộp thêm 367 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Ảnh: Công an cung cấp
Sau phiên sơ thẩm tháng 8/2024, cả 50 bị cáo trong vụ án liên quan đến cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đều kháng cáo. Trong đó, 48 người xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo hoặc miễn, giảm tiền bồi thường. Hai bị cáo Lê Văn Tuấn và Đỗ Như Tuấn kháng cáo toàn bộ bản án.
Tại phiên phúc thẩm lần một ngày 26/12/2024, tòa triệu tập 518 người liên quan nhưng chỉ 140 người có mặt. Ông Quyết xin hoãn vì sức khỏe yếu, đồng thời đề nghị thêm thời gian để khắc phục hậu quả. Trước sự vắng mặt của nhiều thành phần quan trọng, tòa quyết định hoãn phiên xét xử sau khi biểu quyết công khai.
Dự kiến, phiên phúc thẩm sẽ mở lại vào ngày mai tại TAND Cấp cao Hà Nội.
Tòa sơ thẩm xác định, khi làm Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết đã xây dựng hệ sinh thái 82 công ty, trong đó có Faros – doanh nghiệp được mua lại năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Sau đó, ông và đồng phạm dùng thủ đoạn gian dối, nâng khống vốn lên 4.300 tỷ đồng để đưa cổ phiếu ROS lên sàn HoSE.
Viện kiểm sát đánh giá đây là hành vi lừa đảo khi hơn 25.000 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS với tổng giá trị hơn 3.620 tỷ đồng. Theo bản án, 72,15% giá trị cổ phiếu ROS là vốn nâng khống, tương đương 7.215 đồng trên mỗi cổ phiếu chào bán giá 10.000 đồng. Các bị cáo phải bồi thường số tiền này nhân với lượng cổ phiếu mà bị hại sở hữu.
Tính đến khi ROS bị hủy niêm yết ngày 5/9/2022, hơn 567 triệu cổ phiếu thuộc sở hữu của 63.075 nhà đầu tư, trong đó 27.866 người yêu cầu bồi thường. Tòa xác định, ngoài việc bồi thường thiệt hại do nâng khống, các bị cáo còn phải chịu trách nhiệm phần ảnh hưởng thanh khoản của cổ phiếu, quy ra mức 5.466 đồng/cổ phiếu.
Tại một sự kiện chiều 15.11, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết, Bamboo Airways sẽ giữ đúng kế hoạch cất cánh trong quý IV năm nay, dự kiến thực hiện chuyến bay đầu tiên vào 29.12 tới. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thông tin về các mức giá vé chưa được tiết lộ
Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros sẽ trình đại hội đồng cổ đông phát hành 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 12.000 đồng/cổ phiếu. Với tỷ lệ sở hữu 67,34% tại FLC Faros, ông Trịnh Văn Quyết sẽ phải "bơm" 2.414 tỷ đồng để thực hiện quyền mua nói trên.
Mặc dù thông tin ông Trịnh Văn Quyết và FLC Faros bị phạt vì bán chui cổ phiếu được công bố vào thứ Sáu - thời điểm phiên giao dịch đã kết thúc, sang tuần mới, cổ phiếu họ FLC vẫn giảm sâu.
Lần đầu tiên tại Hà Nội, mô hình thí điểm xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng miễn phí "Free Restroom” được phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) triển khai đã khiến nhiều du khách hài lòng.
Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương tạm dừng trình đề án sắp xếp, thành lập huyện, cấp xã theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016, 2022 và 2023.
Quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị chỉ thay thế, dịch chuyển các cây xanh nhỏ không có giá trị, cây sâu bệnh ở vườn hoa Lý Thái Tổ, không di dời cây có giá trị, lâu năm.
Phát hiện người phụ nữ ôm 2 con nhỏ đứng bên thành cầu với ý định nhảy xuống tự tử, người đi đường đã chạy đến ngăn cản và báo lên chính quyền địa phương.