Maritime Bank (MSB) niêm yết và phía sau bản cáo bạch “đẹp như mơ”

Thứ ba, 26/11/2019, 09:19 AM

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB, tên cũ là Maritime Bank) đã đăng ký niêm yết lần đầu 1,175 tỷ cổ phiếu trên HOSE. Điều đáng nói, trước thềm niêm yết, MSB công bố báo cáo tài chính với kết quả đẹp như mơ. Thế nhưng, đằng sau đó là ám ảnh nợ xấu vẫn chưa dứt.

Điều đáng nói, trước thềm niêm yết, MSB công bố báo cáo tài chính với kết quả đẹp như mơ. Thế nhưng, đằng sau đó là ám ảnh nợ xấu vẫn chưa dứt.

Điều đáng nói, trước thềm niêm yết, MSB công bố báo cáo tài chính với kết quả đẹp như mơ. Thế nhưng, đằng sau đó là ám ảnh nợ xấu vẫn chưa dứt.

“Đẹp như mơ” trước thềm niêm yết

Ngày 21/11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của MSB. Theo đó, 1,175 tỷ cổ phiếu sẽ niêm yết trên HOSE, tương đương vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng.

Trong nhiều năm qua, kết quả kinh doanh của ngân hàng này khá mờ nhạt. Cho tới khi chuẩn bị “chào sàn”, MSB vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt trong quý 3/2019. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019, lợi nhuận sau thuế đạt tới 400,4 tỷ đồng, tăng 392,9 tỷ đồng, tương ứng 52,4 lần so với quý 3/2019; lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 868 tỷ đồng, tăng 616,1 tỷ đồng, tương ứng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả này, MSB nằm trong danh sách các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhất quý 3/2019. Có được kết quả này là do hầu hết các hoạt động (ngoại trừ kinh doanh ngoại hối và chứng khoán) đều có bước nhảy vọt.

Đáng chú ý hơn cả chính là “hoạt động khác” mang về cho ngân hàng khoản lãi thuần lên đến 775,8 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Trong đó, khoản thu được nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là 444,1 tỷ đồng. Ngoài ra, MSB không chú thích rõ 331,7 tỷ đồng “lợi nhuận khác” đến từ đâu.

Cần phải biết, “hoạt động khác” đóng vai trò rất lớn vì nó chiếm tới 73% tổng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của ngân hàng này. Nếu lợi nhuận khác chỉ bằng năm ngoái, thì lợi nhuận trước thuế trong kỳ tại MSB chỉ là 731,7 tỷ đồng.

“Ám ảnh” nợ xấu

Có thể thấy, chỉ tiêu lợi nhuận của MSB đang rất “đẹp”, sẽ là “đẹp” nhất hệ thống ngân hàng nếu tính theo tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, đằng sau những con số “đẹp như mơ” ấy chính là nỗi “ám ảnh” về nợ xấu.

Lợi nhuận của MSB tăng trưởng mạnh nhờ nhiều yếu tố, quan trọng nhất vẫn là tăng trưởng tín dụng. Trong 9 tháng đầu năm, chỉ tiêu cho vay khách hàng tại MSB đạt 57.828 tỷ đồng, tăng 9.066 tỷ đồng, tương ứng 18,6% so với thời điểm cuối năm ngoái. Với tỷ lệ này, MSB lọt vào top 6 các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm nay.

Tăng trưởng tín dụng mạnh giúp cho MSB gặt hái được nhiều thành quả nhờ lãi vay. Trong 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần tại ngân hàng này là 2.041 tỷ đồng. Tuy nhiên, “tác dụng” phụ của tín dụng chính là nợ xấu.

Tại thời điểm 30/9/2019, nợ xấu của MSB là 1.664 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 2,88%, gần chạm mức “trần” 3% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Đó còn chưa tính tới trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành lên đến 1.823 tỷ đồng.

Trong quý 3/2019, MSB lọt vào top 5 các ngân hàng có tỷ lệ xấu lớn nhất, chỉ đứng sau Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - PG Bank (3,07%), Ngân hàng TMCP An Bình - ABBank (3,39%), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (3,49%) và Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - PVcombank (3,76%).

Còn so với chính bản thân mình, MSB cũng cho thấy “ám ảnh” về nợ xấu. Đây không phải lần đầu tiên ngân hàng này sở hữu khoảng nợ xấu “khủng”. Trong 1 năm trở lại đây, nợ xấu tại đây thường xuyên áp sát mức 3%.

Cụ thể, trong 1 năm gần đây, nợ xấu tại MSB thấp nhất tại thời điểm cuối quý 3/2018, dù thấp nhưng vẫn là con số khá cao khi lên tới 2,49%. Trong quý 4/2018 và quý 1/2019, nợ xấu lên tới 3% khi lần lượt đạt 3% và 3,2%. Tới quý 2/2019, chỉ tiêu này giảm nhẹ xuống 2,29%.

Vì vậy, trước thềm niêm yết, dù MSB công bố các chỉ tiêu kinh doanh “đẹp” đến đâu thì nợ xấu vẫn là vấn đề cổ đông cần lưu ý.

Empty
Empty

Cổ phiếu ế ẩm, loanh quanh mệnh giá

Trong những năm gần đây, cổ phiếu MSB được nhắc đến nhiều vì… ế ẩm. Vào đầu năm 2018, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) công bố thông tin đấu giá lần hai nguyên lô hơn 71 triệu cổ phiếu MSB. Mức giá VNPT đưa ra là 11.900 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, phiên đấu giá không diễn ra suôn sẻ.

Hay như hồi giữa tháng 6 năm nay, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đăng ký bán đấu giá 4 triệu cổ phiếu MSB với mức giá khởi điểm 11.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, chỉ có 2 nhà đầu tư đăng ký mua 1.800 cổ phiếu MSB, số lượng thấp hơn nhiều so với DATC chào bán. Vì vậy, kết quả tất yếu là sự ế ẩm.

Trước đó, năm 2018, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà Nước (SCIC) ế ẩm khi muốn bán 2,4 triệu cổ phiếu MSB. Xa hơn, hai phiên đấu giá dự kiến trong ngày 26/10/2016 và 26/12/2016 cũng không thành công dù mức giá đưa ra khá “mềm”, chỉ là 11.700 đồng/cổ phiếu và 10.600 đồng/cổ phiếu.

Bị nhà đầu tư quay lưng, cổ phiếu MSB giao dịch dưới mệnh giá trong thời gian rất dài. Gần đây, MSB mới tìm lại được mệnh giá, tuy nhiên mốc này vẫn khá chênh vênh.

Trên sanotc.vn, giá MSB được chào bán và chào mua quanh mức 10.200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, cũng có thời điểm, giá MSB hạ nhiệt, rơi xuống mức hơn 9.000 đồng/cổ phiếu.

Với những con số này, ngân hàng còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn cổ phiếu MSB chào sàn thành công.

BẢO LINH

Theo NTD

largeer