hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Từ khi mạng 5G được thương mại hóa, tốc độ Internet di động tại Việt Nam tăng trưởng mạnh, thuộc nhóm cao trên toàn cầu.
Mới đây, ứng dụng i-SPEED do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công bố số liệu về tốc độ mạng 5G, được ghi nhận từ tháng 10/2024 – thời điểm Việt Nam chính thức thương mại hóa công nghệ này. Theo thống kê, tính đến tháng 2/2025, tốc độ tải xuống trung bình của mạng 5G tại Việt Nam đạt 187,58 Mbps, trong khi tốc độ tải lên là 34,87 Mbps.
Dữ liệu từ i-SPEED cho thấy sự khác biệt về tốc độ giữa các nhà mạng và địa phương. Cụ thể, mạng 5G của VNPT ghi nhận tốc độ tải xuống 157,17 Mbps và tải lên 45,5 Mbps; trong khi Viettel đạt 226,27 Mbps (tải xuống) và 29,83 Mbps (tải lên). MobiFone hiện chưa thương mại hóa 5G nên chưa có số liệu.
Xét theo địa phương, Đà Nẵng dẫn đầu với tốc độ tải xuống 324,05 Mbps, trong khi Hà Nội và TP HCM dao động từ 144-158 Mbps.
Viettel là nhà mạng đầu tiên khai trương 5G thương mại vào tháng 10/2024, triển khai 6.500 trạm phát sóng, phủ hơn 90% khu vực ngoài trời tại thủ phủ 63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, trường học, sân bay, cảng biển. Đến tháng 12/2024, Vinaphone cũng gia nhập thị trường 5G, sử dụng băng tần 3.700-3.800 MHz. Trong khi đó, MobiFone cũng đã sở hữu tần số 5G và dự kiến ra mắt gói cước thương mại vào cuối tháng 3/2025.
Hạ tầng viễn thông, đặc biệt là 5G, được xem là nền tảng cho kinh tế số và xã hội số, giữ vị trí quan trọng ngang tầm với hạ tầng giao thông hay năng lượng. Kể từ khi 5G được thương mại hóa, tốc độ Internet di động ở Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc, nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới.
Thời gian qua, Việt Nam có nhiều biện pháp thúc đẩy sự phát triển của 5G, trong đó có tổ chức đấu giá tần số, yêu cầu các nhà mạng phải triển khai mạng 5G trong thời gian theo quy định.
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các nước tiên tiến, mạng băng rộng di động 5G phủ sóng trên toàn quốc. Mới đây, Nghị quyết 193 của Quốc hội cũng đề cập việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp triển khai nhanh 5G. Theo đó, doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng 5G đạt tối thiểu 20.000 trạm phát sóng được nghiệm thu đưa vào sử dụng từ ngày Nghị quyết có hiệu lực 19/2 đến hết ngày 31/12 sẽ được hỗ trợ 15% chi phí thiết bị cho trạm.
Từ khi mạng 5G được thương mại hóa, tốc độ Internet di động tại Việt Nam tăng trưởng mạnh, thuộc nhóm cao trên toàn cầu. Thống kê đến tháng 2, Viettel đã có khoảng 5,5 triệu thuê bao 5G, Vinaphone đã đạt khoảng 3 triệu thuê bao.