Không thực phẩm nào là hoàn toàn lành mạnh!
Khi bạn đang muốn giảm cân thì tốt hơn hết là nên đưa ra quyết định dựa trên những thông tin khoa học đã được kiếm chứng, chứ không phải những chế độ ăn kiêng đang sốt xình xịch trên mạng.
Gần đây, một nghiên cứ lớn được thực hiện bởi các nhà khoa học người Israel, nghiên cứu của họ cho rằng không có nguyên tắc chung cho chế độ ăn uống lành mạnh, thâm chí đối với một số người, cà chua còn có tác hại hơn kem. Eran Elinav và Eran Segal đến từ viện Khoa học Weixmann đã xử lý số liệu được cung cấp bởi 800 tình nguyện viên trong khoảng từ 18 đến 70 tuổi. Những tình nguyện viên sử dụng một ứng dụng đặc biệt để thông báo cho các nhà nghiên cứu về lối sống và theo dõi mức đường trong máu của họ. Và kết quả khiến cả thế giới kinh ngạc!
Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ một số sự thật giúp bạn hiểu hơn về nghiên cứu này cũng như tìm ra được loại thực phẩm bạn nên ăn để tránh tăng cân nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe!
Phản ứng của cơ thể đối với thực ăn hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể, chứ không phải thức ăn
Hóa ra, cơ thể của một số người phản ứng với các loại thực phẩm khác thường được biểu hiện bởi lượng đường gia tăng đột ngột.
Ví dụ như sushi, một món ăn trông hoàn toàn vô hại vậy mà lại có thể khiến lượng đường tăng lên bằng với ăn một cây kem. Tương tự như vậy, các nhà khoa học cũng đã chứng minh là ăn một quả dưa hấu làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn ăn một thanh sô cô la.
Một trong những người tham gia thí nghiệm kể rằng cô ấy đã nổ lực giảm cân trong nhiều năm, đã thử rất nhiều chế độ ăn kiêng khác nhau cho đến khi cô nhận ra lý do chính của mọi sự thất bại đấy là cà chua. Cà chua đã khiến cho mức đường trong máu cô tăng cao, rất cao!
Nói cách khác, với mỗi cá thể khác nhau thì sẽ có phản ứng hoàn toàn khác nhau với cùng một loại đồ ăn. Điều này còn phụ thuộc vào một vài yếu tố như:
Hệ vi sinh vật: Hệ này gồm 100 nghìn tỷ vi khuẩn sống bên trong cơ thể. Với mỗi người sẽ có vi sinh vật khác nhau và chúng ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với thực phẩm.
Hoạt động thể chất: Điều này đòi hỏi năng lượng đi vào các cơ như đường đi vào từ gan. Những người hay vận động có khả năng sở hữu các tế bào nhạy cảm với glucose, do đó mức đường của chúng thường thấp hơn so với những người ít vận động.
Mức độ căng thẳng: Căng thẳng làm cho cơ thể chúng ta sản sinh adrenaline và cortisol kích thích sự gia tăng lượng đường trong máu.
Mức đường cao kích thích cơ thể lưu trữ chất béo và gây đói
Khi chúng ta ăn những thức ăn không tốt cho cơ thể, lượng đường trong máu tăng lên khiến cho tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn. Các tế bào phản ứng với điều đó, chuyển hóa glucose thành dạng glycogen và chất béo và điều này làm giảm nhanh lượng đường trong máu và chúng ta cũng nhanh đói hơn.
Vậy chúng ta làm gì khi đói? Chúng ta ăn, và điều này bắt đầu cho một chu trình luẩn quẩn của việc “lưu trữ chất béo và đói”. Hiển nhiên kết quả cuối cùng chấm dứt cho mỗi chu kỳ là tăng cân.
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của mức đường cao:
Thường xuyên cảm thấy đói
Cảm thấy khát
Khô miệng
Trở nên mệt mỏi rất nhanh
Đi tiểu thường xuyên vào cả ngày lẫn đêm
Gặp những vấn đề về dạ dày
Ăn các loại thực phẩm nhiều đường dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường và tim mạch
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có một dịch bệnh tiểu đường trong thế giới hiện đại - một căn bệnh gây ra do giảm lượng insulin được sản xuất. Số lượng các bệnh tim mạch đang gia tăng, đặc biệt là các bệnh có liên quan đến đường huyết (mức đường cao). Những căn bệnh này là một trong những lý do chính gây nên tử vong trên thế giới.
Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng một số chế độ ăn uống lành mạnh có thể không hiệu quả đối với một cá nhân. Đây là lý do tại sao biết được loại thực phẩm nào tốt cho bạn và là cách tốt nhất để có thể kiểm soát lượng đường và ngăn ngừa những căn bệnh như trên.
Làm thế nào để biết cơ thể bạn cần loại thực phẩm gì?
Đây là những gì các nhà khoa học đã đề xuất:
Chọn loại thực phẩm không gây đột biến về lượng đường
Mua máy đo đường và kiểm tra lượng đường trong cơ thể trước và sau khi ăn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu cách cơ thể phản ứng với từng loại thực phẩm khác nhau.
Giới hạn số lượng mỗi món ăn bởi sự gia tăng lượng đường có thể không phải do thức ăn mà do số lượng chưa phù hợp.
Uống nhiều nước hơn trong bữa ăn để giảm lượng đường
Thử nghiệm với carbohydrates: ví dụ, thay vì đường hay mật ong, hãy thử thêm nho khô vào bột yến mạch của bạn.
Không sử dụng ăn những sản phẩm có thành phần là chất tạo ngọt nhân tạo
Không mua các sản phẩm sữa không chứa chất béo và không được “sợ” các thực phẩm béo như: phô mai, bơ và trứng, bởi những thực phẩm này thực sự giúp bạn giảm lượng đường trong máu đi một cách đáng kể.
Hồ Tiên
-
Một vitamin quen thuộc có thể kiểm soát tiểu đường
-
Điều gì sẽ xảy ra nếu bổ sung vitamin quá liều?
-
Viêm tai, điếc… vì đeo tai nghe mọi lúc mọi nơi
-
Viêm hô hấp đang tấn công trẻ em
-
Giải phóng 25.000 hạt vi nhựa trong 15 phút, cốc giấy dùng 1 lần nguy hiểm thế nào?
-
Bệnh dại gia tăng, TP.HCM ra khuyến cáo