hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh (sinh năm 1934) hiện ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là thuyền trưởng tàu không số, gắn liền với các chuyến tàu chở vũ khí vào bến Vũng Rô…
Đây là chiếc tàu duy nhất hai lần được trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Hiện nay, tàu mang số hiệu 671 được đưa về Bảo tàng Quân chủng Hải quân trưng bày.
Nhiều câu chuyện xúc động về hành trình vượt sóng gió biển khơi luôn được Trung tá Hồ Đắc Thạnh nhớ và kể lại cho thế hệ hôm nay.
Cuối năm 1964, sau khi đã đưa hai chuyến tàu chở vũ khí vào bến Vũng Rô thắng lợi, thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh tiếp tục được giao nhiệm vụ đi chuyến thứ 3 để vào bến đúng Tết Ất Tỵ (năm 1965) nhằm tranh thủ sơ hở của địch. 60 năm đã qua nhưng Trung tá Hồ Đắc Thạnh không bao giờ quên chuyến đi và lần đón Tết đặc biệt ấy.
Trung tá Hồ Đắc Thạnh nhớ lại, khi tàu lên đường làm nhiệm vụ trong khoang hàng, ngoài số vũ khí, trang bị kỹ thuật, còn có một hòm gỗ to, bên ngoài có hàng chữ “Quà đón Xuân vui Tết”, bên cạnh một cành đào Nhật Tân...
Những ngày cuối năm, Tàu 41 đi giữa những trận gió mùa đông bắc. Sau 5 ngày vượt sóng to gió lớn, tàu chuyển hướng vào bến Vũng Rô trưa 30 tháng Chạp. Tết đã đến nơi nhưng những hải lý cuối cùng cập bến đầy nguy hiểm vì xuất hiện 2 tàu tuần tiễu của địch...
Anh hùng Hồ Đắc Thạnh xúc động kể: Tối 31/1/1965, tàu vào Vũng Rô, pháo nổ trắng trời, mọi người cứ ngỡ bị lộ. Thế nhưng khi nghe lời chúc Tết của Bác Hồ qua radio, mọi người mới nhận ra Giao thừa đã điểm. Lúc đó, tất cả anh em chúng tôi trên tàu đều nghe rõ lời Bác đọc thơ chúc Tết. Theo lời Người kêu gọi thi đua, tất cả các thủy thủ trên tàu đều cảm thấy hạnh phúc vì mình đã góp một phần nhỏ khi vận chuyển được vũ khí, lương thực về miền đất quê hương phục vụ kháng chiến. Từng câu, từng chữ bài thơ của Bác Hồ ông vẫn còn nhớ rất rõ:
Đây là chiếc tàu duy nhất hai lần được trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Hiện nay, tàu mang số hiệu 671 được đưa về Bảo tàng Quân chủng Hải quân trưng bày.
Nhiều câu chuyện xúc động về hành trình vượt sóng gió biển khơi luôn được Trung tá Hồ Đắc Thạnh nhớ và kể lại cho thế hệ hôm nay.
Cuối năm 1964, sau khi đã đưa hai chuyến tàu chở vũ khí vào bến Vũng Rô thắng lợi, thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh tiếp tục được giao nhiệm vụ đi chuyến thứ 3 để vào bến đúng Tết Ất Tỵ (năm 1965) nhằm tranh thủ sơ hở của địch. 60 năm đã qua nhưng Trung tá Hồ Đắc Thạnh không bao giờ quên chuyến đi và lần đón Tết đặc biệt ấy.
Trung tá Hồ Đắc Thạnh nhớ lại, khi tàu lên đường làm nhiệm vụ trong khoang hàng, ngoài số vũ khí, trang bị kỹ thuật, còn có một hòm gỗ to, bên ngoài có hàng chữ “Quà đón Xuân vui Tết”, bên cạnh một cành đào Nhật Tân...
Những ngày cuối năm, Tàu 41 đi giữa những trận gió mùa đông bắc. Sau 5 ngày vượt sóng to gió lớn, tàu chuyển hướng vào bến Vũng Rô trưa 30 tháng Chạp. Tết đã đến nơi nhưng những hải lý cuối cùng cập bến đầy nguy hiểm vì xuất hiện 2 tàu tuần tiễu của địch...
Anh hùng Hồ Đắc Thạnh xúc động kể: Tối 31/1/1965, tàu vào Vũng Rô, pháo nổ trắng trời, mọi người cứ ngỡ bị lộ. Thế nhưng khi nghe lời chúc Tết của Bác Hồ qua radio, mọi người mới nhận ra Giao thừa đã điểm. Lúc đó, tất cả anh em chúng tôi trên tàu đều nghe rõ lời Bác đọc thơ chúc Tết. Theo lời Người kêu gọi thi đua, tất cả các thủy thủ trên tàu đều cảm thấy hạnh phúc vì mình đã góp một phần nhỏ khi vận chuyển được vũ khí, lương thực về miền đất quê hương phục vụ kháng chiến. Từng câu, từng chữ bài thơ của Bác Hồ ông vẫn còn nhớ rất rõ:
"Chào mừng Ất Tỵ Xuân năm mới
Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi,
Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi,
Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới,
Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi,
Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng.
Chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi!
Hòa bình thống nhất ắt hẳn thành công!"
Đón Tết Ất Tỵ tại bến Vũng Rô, thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh và các đồng đội còn cảm nhận được tình nghĩa thắm thiết giữa miền Nam - Bắc, giữa tiền tuyến - hậu phương... Ông vẫn nhớ hình ảnh con tàu được đưa vào sát vách núi ngụy trang kín đáo. Sau khi bố trí tổ trực chốt các vị trí xung yếu, cuộc liên hoan mừng Tết Ất Tỵ tiến hành ngay trên nắp khoang hầm hàng dưới vòm lá ngụy trang. Cành đào Nhật Tân bên nhành mai vàng khoe sắc càng tăng thêm hương vị mùa Xuân...
Trong hồi ký “Nhớ và ghi lại” của mình, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh còn kể lại chuyện: Ba giờ ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ, tàu chậm chậm rời bến. Cô dân công Nguyễn Thị Tảng chạy nhanh xin được gặp thuyền trưởng để trao nắm đất Vũng Rô, là tấm lòng của quân dân Phú Yên với Đảng, Bác Hồ và nhân dân miền Bắc ruột thịt...
Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhận định: Những câu chuyện trong hồi ký của Anh hùng Hồ Đắc Thạnh ngắn nhưng không phải là sơ sài, nó thể hiện sự cô đúc, tinh tế của người viết. Tác giả chọn thời điểm những sự kiện, những chi tiết quan trọng nhất để nhớ và nhìn lại nên không bị sa vào dông dài. Những bài viết trong các cuốn sách này giúp người đọc hình dung được tinh thần anh dũng của cán bộ, chiến sỹ, góp phần hình thành con đường Hồ Chí Minh trên biển...
Mùa Xuân Ất Tỵ năm 2025, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh vinh dự được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Vũng Rô, nơi ông và đồng đội đã từng 3 lần cập bến thành công, vận chuyến hàng trăm tấn vũ khí cũng mới kỷ niệm 60 năm mở bến... Dù tuổi cao nhưng ông vẫn còn minh mẫn, nhớ và ghi lại những sự kiện, kỷ niệm không thể phai mờ về những ngày trong lửa đạn chiến tranh để “truyền lửa” nhiệt tình cách mạng cho thế hệ hôm nay.
Trung tá Hồ Đắc Thạnh chia sẻ, những kỷ niệm về tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân luôn ở trong tâm trí. Đón Tết Ất Tỵ năm 1965 trên tàu không số ở bến Vũng Rô, ngay giữa lòng địch là kỷ niệm không thể nào quên trong đời lính Hải quân, làm thuyền trưởng của mình. Một cái Tết quá nhiều cảm xúc, tình cảm thiêng liêng !./.