Hậu Giang: Phát hiện một loại gạo bất thường nghi là gạo giả
Thứ ba, 20/05/2025 16:20 (GMT+7)
Sau khi ngâm khoảng 30 phút thì người dân phát hiện có nhiều hạt gạo nở mềm hơi nhớt; dùng 2 ngón tay bóp nhẹ thấy giống như hạt cơm đã chín thông thường.
Ngày 16/5, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang tiến hành kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh bán gạo ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, phát hiện gạo có vấn đề bất thường.
Trước đó, theo phản ánh của một hộ dân ở ấp 8, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, họ có mua 4 bao gạo ở cơ sở nói trên, mỗi bao có trọng lượng 25kg, giá 365 nghìn đồng, trên bao bì ghi “Một buội đỏ” hiệu con ong.
Sau nhiều ngày nấu cơm ăn không phát hiện gì, đến khi hộ dân này ngâm gạo để xay bột làm bánh thì phát hiện sau khi ngâm khoảng 30 phút có nhiều hạt gạo nở mềm hơi nhớt; dùng 2 ngón tay bóp nhẹ thấy giống như hạt cơm đã chín thông thường.
Nhiều hạt gạo nở mềm hơi nhớt, dùng 2 ngón tay bóp nhẹ giống như hạt cơm đã chín. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Những hạt gạo có vấn đề bất thường này chiếm tỷ lệ khoảng 30-40%. Vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, hộ dân này đã trả lại 3 bao gạo cho cơ sở kinh doanh nói trên.
Làm việc với Đoàn kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh gạo này, ông L.P.L, cho biết ngày 5/3 vừa qua, cơ sở này có lấy loại gạo “Một buội đỏ” (hạt dài, dẻo, bóng mặt cơm) của một doanh nghiệp ở Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ với số lượng 450 kg (loại 25kg/bao) về để bán cho người dân.
Sau khi có thông tin của khách hàng phản ánh gạo có vấn đề bất thường, cơ sở cũng đã trả lại 400kg gạo cho doanh nghiệp đã giao trước đó.
Đoàn kiểm tra đề nghị cơ sở kinh doanh bán gạo nói trên làm tường trình, đồng thời lấy số gạo còn lại của cơ sở đang bày bán trên kệ ngâm trong nước thì cũng phát hiện vấn đề bất thường, có nhiều hạt gạo nở mềm hơi nhớt nhớt như phản ảnh.
Đối với số gạo mà cơ sở này lấy về đợt sau, cũng là loại gạo “Một buội đỏ” của một doanh nghiệp đó, cũng phát hiện vấn đề bất thường, nhưng tỷ lệ hạt gạo nở mềm hơi nhớt ít hơn so với gạo lấy trước đó.
Nhiều hạt gạo nở mềm hơi nhớt, dùng 2 ngón tay bóp nhẹ giống như hạt cơm đã chín. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Hậu Giang cho biết, qua kiểm tra bước đầu cho thấy, những hạt gạo trộn lẫn sau khi ngâm nước bị nở mềm có thể là một dạng tinh bột thực vật nào đó, có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không vẫn chưa xác định được.
Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu gạo nói trên để kiểm tra và sẽ sớm có kết luận./
Theo đề nghị của Đội QLTT số 1, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã xử phạt 01 cá nhân buôn bán gạo giả mạo nhãn hiệu, giả mạo nhãn hàng hóa, không đăng ký kinh doanh số tiền 60.000.000 đồng.
Thị trường gạo Nhật Bản bất ngờ tăng hơn gấp đôi, khiến người tiêu dùng quay lưng, giúp gạo Đài Loan (Trung Quốc) lên ngôi, gạo Hàn Quốc tái xuất sau 25 năm.
Trong bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt, du khách Nhật Bản bất chấp thủ tục kiểm dịch phức tạp, mua gạo ở các siêu thị Hàn Quốc với giá rẻ hơn một nửa.
Trước nghi vấn vịt sấy dẻo 34 có nguồn gốc từ Trung Quốc, đóng gói lại tại Việt Nam, chủ thương hiệu khẳng định "100% vịt nuôi và sản xuất tại Việt Nam".
Ngày 20/5, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên (Sở Công thương tỉnh Phú Yên) cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện 1 xe tải vận chuyển 1.000 kg chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Giá vàng biến động mạnh, nhu cầu tích trữ tài sản tăng cao, kéo theo hàng loạt chiêu trò lừa đảo mua vàng online nở rộ. Công an TP Hà Nội đã phát cảnh báo khẩn, chỉ rõ những thủ đoạn tinh vi khiến nhiều người mất tiền oan.
Trước phản ánh của báo chí về việc Nestlé Milo sử dụng báo cáo nghiên cứu lâm sàng để truyền thông sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã chính thức vào cuộc, yêu cầu Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Sở Y tế Đồng Nai kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng liên quan đến Công ty Cổ phần Asia Life và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, khởi tố thêm 5 bị can, trong đó có Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Lực lượng Quản lý thị trường tại Vĩnh Phúc và Nghệ An vừa phát hiện, xử phạt hai cơ sở kinh doanh mỹ phẩm và hàng tiêu dùng giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu với tổng số tiền hơn 50 triệu đồng. Toàn bộ hàng vi phạm đã bị buộc tiêu hủy theo quy định.