Hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu
Thứ sáu, 29/11/2024 06:52 (GMT+7)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BVHTTDL quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu.
Thông tư này quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật; tổ chức, cá nhân sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim, phân loại phim; diễn viên tham gia trong tác phẩm điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật; tổ chức, cá nhân khác liên quan trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu.
Thông tư nêu rõ nguyên tắc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu:
Không sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, trừ 2 trường hợp dưới đây:
- Việc sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm phê phán, lên án các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 13 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Việc sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu nhằm mục đích nghệ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
3 trường hợp sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong sân khấu nhằm mục đích nghệ thuật
Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể trường hợp được sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong sân khấu nhằm mục đích nghệ thuật bao gồm:
a- Khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật;
b- Tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định;
c- Phê phán, lên án hành vi sử dụng thuốc lá.
Khi sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật, diễn viên không thực hiện hành vi hút thuốc thật trên sân khấu.
Trường hợp sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh nhằm mục đích nghệ thuật
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định trường hợp được sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh nhằm mục đích nghệ thuật bao gồm:
- Các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c nêu trên;
- Các trường hợp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định, phân loại phim.
Trường hợp phim có nhiều cảnh diễn viên sử dụng thuốc lá theo đánh giá của Hội đồng thẩm định, phân loại phim thì việc phổ biến phim phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
Phim phải được phân loại theo tiêu chí và thực hiện mức phân loại phim, cảnh báo theo quy định tại Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL ngày 05 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo.
Có cảnh báo sức khỏe về tác hại của thuốc lá bằng chữ hoặc hình ảnh.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/01/2025.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái, ngày 29/11/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định mở cửa Phòng trưng bày “Hàng thật – Hàng giả” tại 102 Nguyễn Mân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế chính thức đã được Quốc hội chính thức thông qua. Theo đó, một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.
Con trai ruột cấu kết với băng nhóm giả danh công an, đến nhà nạn nhân yêu cầu tới trụ sở công an trình bày nguồn gốc số tiền, sau đó cướp 2 triệu USD rồi tẩu thoát.
Một bé gái sơ sinh được người dân phát hiện bị bỏ rơi trong giỏ nhựa bên đường, kèm theo mảnh giấy ghi lời nhắn của người mẹ xưng là sinh viên, không đủ khả năng nuôi con.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng).
Công an khởi tố 2 vụ buôn lậu vàng, trị giá "hàng nghìn tỷ đồng" từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai.