Hà Nội triển khai kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030
Thứ bảy, 22/02/2025 15:05 (GMT+7)
Ngày 21/2, UBND thành phố Hà Nội lên kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo UBND thành phố Hà Nội, kế hoạch nhằm nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững của thành phố Hà Nội; nâng cao năng lực và nhận thức trên địa bàn thành phố Hà Nội để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch và các chế độ, định mức chi tiêu hiện hành, lập và tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để báo cáo UBND thành phố trình HĐND cùng cấp bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách theo phân cấp; huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa, kinh phí hợp pháp khác theo quy định để thực hiện nhiệm vụ được giao.
UBND thành phố Hà Nội cũng đã chỉ đạo về công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố. Nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường tại 4 quận nội đô lịch sử (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng), UBND thành phố yêu cầu các sở, UBND các quận và Công ty vệ sinh môi trường URENCO tập trung các giải pháp bảo vệ môi trường.
UBND thành phố yêu cầu URENCO nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố về việc nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường tại 4 quận nội đô; khẩn trương thực hiện quy trình thủ tục hợp tác với đơn vị có năng lực trước ngày 23/2/2025 để triển khai các công việc trên địa bàn 4 quận từ ngày 1/3/2025.
Trên cơ sở triển khai thực hiện các biện pháp thí điểm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường tại 4 quận nội đô lịch sử (sử dụng phương tiện vệ sinh môi trường xanh, hiện đại, quy trình, phương pháp thu gom phù hợp, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả, mỹ quan đô thị), giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng quy trình, định mức, đơn giá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để các đơn vị thanh quyết toán, đặt hàng hoặc tổ chức đấu thầu cho các gói thầu vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn thành phố từ năm 2026.
UBND thành phố giao UBND các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng triển khai các biện pháp đảm bảo trật tự đô thị, vỉa hè, lòng đường thông thoáng, đủ điều kiện cho các phương tiện vệ sinh môi trường tiên tiến, hiện đại hoạt động hiệu quả; triển khai chương trình lắp đặt camera của thành phố, đáp ứng nhiều mục tiêu trong đó có việc quản lý công tác vệ sinh môi trường tại địa bàn, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm như đổ trộm rác thải, bỏ rác thải không đúng giờ, không đúng nơi quy định, chậm thu gom, vận chuyển rác theo hợp đồng...
Về việc vệ sinh môi trường tại các tuyến đường cao tốc, tuyến đường trên cao, yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các gói thầu vệ sinh môi trường trên các tuyến đường nêu trên đảm bảo sạch đẹp, không để tình trạng tồn đọng rác thải, bụi bẩn và ứ đọng nước, có thời gian hoạt động phù hợp, không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông.
Về công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải tại các khu vực vườn hoa, thảm cỏ (mở), giao Sở Xây dựng phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị thực hiện gói thầu duy trì vệ sinh môi trường phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội xác định các vị trí, diện tích cần phối hợp trong công tác vệ sinh môi trường thu gom rác thải, tần suất, phương pháp thực hiện quét, hút để đảm hiệu quả, sạch đẹp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phiên họp Ban Chỉ đạo COP26 lần thứ 5 diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, gây hậu quả khốc liệt.
Các thói quen của thời tiết thay đổi đang đặt ra câu hỏi liệu du khách có đi du lịch hay không và nếu đi thì họ cần thay đổi về địa điểm, thời gian, cách thức như thế nào.
Nghiên cứu từ Đại học Oxford cho biết vào năm 2030 biến đổi khí hậu sẽ khiến 59 quốc gia phải đối mặt với sự suy giảm khả năng trả nợ, và tỷ lệ nợ công sẽ tăng lên.
Đây là cuộc họp lần thứ 4 của Bộ Công Thương có nội dung liên quan tới dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu họp giao ban thường xuyên để tích cực triển khai nhanh chóng, rốt ráo, phát huy tinh thần "thần tốc" của đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối; giải quyết chi tiết và cụ thể hơn các nhiệm vụ phải làm và những vướng mắc từ các Bộ, ngành, địa phương, giúp chủ đầu tư hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.
"Khi tôi lên xe thì thấy người nằm la liệt, gãy chân gãy tay, người chết tại chỗ. Tôi cùng mọi người hô to xem ai còn sống thì lên tiếng hoặc cử động để có thể đưa đi cấp cứu trước”, anh Sơn kể lại.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, thời gian qua, tình trạng công dân trên địa bàn xuất cảnh, lao động trái phép tại nước ngoài đã và đang có dấu hiệu phức tạp trở lại. Trong số công dân xuất cảnh lao động trái phép ở nước ngoài hiện nay, nổi lên tình trạng công dân xuất cảnh, lao động trái phép tại Campuchia.
Dự án bổ cập nước sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng đang được đẩy mạnh, kỳ vọng cải thiện môi trường, hồi sinh dòng sông. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả bền vững, cần một giải pháp tổng thể.
Bộ Công an phối hợp cùng Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (NAP WPS) giai đoạn 2024 - 2030.