Giữa ồn ào vụ giá đỗ ngâm hóa chất, Bách Hóa Xanh đang kinh doanh ra sao?
Thứ bảy, 28/12/2024 16:03 (GMT+7)
Từ quý II/2024, Bách Hóa Xanh lần đầu có lãi sau 8 năm thua lỗ, cho thấy những chuyển biến tích cực sau quá trình tái cấu trúc.
Trong 5 năm tới, chuỗi cửa hàng thực phẩm
này được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính cho tập đoàn mẹ khi các chuỗi khác
trong hệ sinh thái bị bão hòa.
Bách Hóa Xanh được thành lập từ tháng 11/2015,
thuộc CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG). Chuỗi cửa hàng này chuyên bán các
thực phẩm, đồ tươi sống, hàng tiêu dùng nhanh, được cho là cạnh tranh với chuỗi
bán lẻ Winmart của Tập đoàn Masan.
Thời điểm mới thành lập, những cửa hàng
Bách Hóa Xanh đầu tiên được mở tại quận Bình Tân - nơi có mật độ dân cư cao nhất
TP HCM. Khi đó, chuỗi thực phẩm này được Thế Giới Di Động coi là "con
cưng", kỳ vọng mang về doanh thu tỷ USD và dẫn đầu ngành bán lẻ hàng tiêu
dùng trong nước.
Ban lãnh đạo tập đoàn đặt ra mục tiêu trễ
nhất đến cuối tháng 12/2019, chuỗi Bách hóa Xanh bắt đầu có lợi nhuận trực tiếp,
tức là bù đắp hoàn toàn được tất cả các chi phí hoạt động tại cửa hàng và các
trung tâm phân phối, nhưng chưa bao gồm các chi phí quản lý ở cấp độ công ty.
Tuy nhiên, tham vọng mở rộng ra nhiều khu vực
khiến chuỗi Bách Hóa Xanh đối diện thua lỗ nhiều năm liên tiếp. Công ty sau đó
bắt tay chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang thiết kế "mở" nhằm
thúc đẩy tăng doanh số. Diện tích mỗi shop được mở rộng từ 100 m2 lên 450 - 500
m2 để thuận tiện bày trí hàng hóa. Chuỗi cũng tiếp tục nâng số lượng cửa hàng
lên 1.500. Tuy nhiên, chiến lược này không giúp Bách Hóa Xanh cải thiện tình
hình, ngược lại càng khiến khoản lỗ phình to.
Kết thúc năm 2020, công ty lỗ 1.734 tỷ đồng,
tăng hơn 3 lần so với 2018, gấp 31 lần so với năm 2016. Đây cũng là năm chuỗi
bán lẻ này lỗ nặng nhất.
Dẫu vậy, công ty vẫn kiên trì với chiến lược
mở rộng quy mô khi cuối năm 2022, số cửa hàng tăng lên 2.106 chi nhánh. Giai đoạn
này, hãng cũng gặp phải những lùm xùm liên quan đến giá bán và chất lượng phục
vụ khiến hoạt động kinh doanh càng thêm khó khăn.
Kết quả là từ năm 2016 đến nay đến hết quý
I/2024, Bách Hóa Xanh lỗ lũy kế gần 8.757 tỷ đồng.
Ảnh minh họa: Bách Hóa Xanh.
Nhìn lại diễn biến này, ông Nguyễn Đức Tài,
Chủ tịch Hội đồng quản trị Thế Giới Di Động - cho rằng ngọn nguồn là do Bách
Hóa Xanh mở rộng mạng lưới quá nhanh. Nhiều cửa hàng kinh doanh chưa hiệu quả.
Ngành hàng tươi sống của chuỗi những năm qua đang có vấn đề bởi các yếu tố
khách quan như thời tiết và quy trình bảo quản. Thêm vào đó, chi phí logistics
lớn khiến giá sản phẩm bị đội lên cao.
Trước những sai lầm, từ quý II/2022, Bách
Hóa Xanh quyết định tái cấu trúc chuỗi. Ông Nguyễn Đức Tài – người đứng đầu Thế
Giới Di Động - trở lại tiếp quản trực tiếp Bách Hóa Xanh sau đơn từ nhiệm của
ông Trần Kinh Doanh - CEO gắn bó với chuỗi này từ những ngày đầu đặt nền móng.
Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Tài,
Bách Hoá Xanh thực hiện đóng hàng trăm cửa hàng nhằm tái cấu trúc song song với
việc tái định vị thương hiệu từ “chợ hiện đại” sang “siêu thị mini”. Song song
đó, công ty đề ra chiến lược “giá tốt”, thu hẹp khoảng cách giá từ sản xuất đến
người tiêu dùng.
Không còn phân phối "đủ thứ",
Bách Hóa Xanh hoạch định lại danh mục khách hàng ưa chuộng, gạt bỏ những nhà
cung cấp kém chất lượng. Thay vào đó, doanh nghiệp chọn nhà cung cấp lớn, chất
lượng hàng ổn định. Nhờ đó, doanh số bản lẻ của hãng đã có nhiều cải thiện.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2024 Chủ tịch Đầu
tư Thế giới Di động cho biết, Bách Hoá Xanh là đơn vị đầu tiên bước vào quá
trình tái cấu trúc của Tập đoàn, số cửa hàng bị cắt giảm lên đến 900 cửa hàng.
“Doanh thu của Bách Hoá Xanh đã cao hơn thời điểm 2.600 cửa hàng, đó là khái niệm
giảm lượng – tăng chất”, ông Nguyễn Đức Tài thông tin tại ĐHĐCĐ thường niên năm
nay.
Kết quả ngay trong quý II/2024, Bách Hóa
Xanh lần đầu có lãi kể từ khi hoạt động với mức 7 tỷ đồng – sự kiện mà Thế giới
Di động cũng như nhà đầu tư đã mong chờ lâu nay. Nối tiếp thành quả, công ty tiếp
tục lãi hơn 90 tỷ đồng trong quý III. Lũy kế 9 tháng đầu năm, mức lỗ của Bách
Hóa Xanh chỉ còn hơn 8 tỷ đồng, cải thiện rất nhiều so với những năm liền trước.
Sau nhiều năm thua lỗ, Bách Hóa Xanh lần đầu tiên chứng kiến hòa vốn và có lãi từ quý II/2024. (Nguồn: Báo cáo tài chính của MWG).
Số liệu mới nhất cho thấy, 11 tháng đầu năm
2024, chuỗi Bách Hóa Xanh đạt gần 37.400 tỷ đồng doanh thu, tăng 32% so
với cùng kỳ nhờ đóng góp của ngành hàng tươi sống và ngành hàng tiêu dùng
nhanh (FMCG).
Tính riêng tháng 11, doanh thu chuỗi Bách
Hóa Xanh đạt hơn 3.500 tỷ đồng. Với 1.735 cửa hàng tính đến hết tháng vừa rồi,
doanh thu bình quân khoảng 2 tỷ đồng trên mỗi cửa hàng/tháng.
Theo mục tiêu năm 2024, chuỗi bán lẻ này dự
kiến doanh thu sẽ tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2023, trong đó cơ cấu các mặt
hàng tươi sống chiếm khoảng 40 - 50%. Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng dự
kiến đạt khoảng 2 tỷ đồng.
Sau giai đoạn nhân rộng số cửa hàng, Bách Hóa Xanh thực hiện chiến lược tái cấu trúc, đóng cửa những cửa hàng hoạt động không hiệu quả. Từ năm 2022 đến nay, số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh gần như đi ngang. (Nguồn: Báo cáo của MWG).
Trong cuộc họp với nhà đầu tư quý III/2024
mới đây, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động cho biết, Bách Hóa
Xanh vẫn là chuỗi bán lẻ còn non trẻ, cho nên vẫn dành sự chú ý lớn đến việc mở
rộng.
Song do khó khăn của thị trường tiêu dùng,
doanh thu của chuỗi siêu thị mini này trong quý cuối năm sẽ khó đạt tăng trưởng
như giai đoạn đầu năm, người đứng đầu Thế Giới Di Động cho hay. Tuy nhiên, lãnh
đạo MWG dự tính thúc đẩy chỉ tiêu này trong tương lai gần, thậm chí đặt ưu tiên
cao hơn so với việc gia tăng lợi nhuận.
“Việc thúc đẩy doanh thu không đồng nghĩa
chúng tôi không đảm bảo hiệu quả sinh lời. Nhưng chắc chắn, tốc độ tăng doanh
thu sẽ lớn hơn rất nhiều so với tăng trưởng lợi nhuận trong vài năm tới”, Chủ tịch
MWG nói.
Bách Hóa Xanh hiện đang là chuỗi bán lẻ được Thế Giới Di Động kỳ vọng sẽ "gánh" tăng trưởng của tập đoàn
mẹ trong 5 năm tới giữa bối cảnh các mảng kinh doanh như bán lẻ thiết bị công
nghệ (chuỗi Thế Giới Di Động) và điện máy (chuỗi Điện Máy Xanh) dần trở nên bão
hoà.
Liên quan đến vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ngâm hoá chất, ngày 26/12, Phòng Công an kinh tế- Công an tỉnh Đắk Lắk đã đồng loạt kiểm tra 6 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuộ và đã phát hiện, thu giữ 20.357 kg giá đỗ ngâm hoạt chất 6- Benzylaminopurine. Trong đó, 1 cơ sở sản xuất còn ký hợp đồng bán cho Bách hoá Xanh từ 350-400kg giá đỗ mỗi ngày.
Bách Hóa Xanh khẳng định đã ngay lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo, đồng thời tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đang cung cấp cho chuỗi.
Ngày 27/12, cổ phiếu MWG giảm trong bối cảnh Bách Hóa Xanh - một chuỗi siêu thị thực phẩm của Thế giới Di Động có liên quan đến vụ giá ngâm hóa chất cấm bị bắt quả tang tại cơ sở sản xuất ở Đắk Lắk. Kết phiên cuối tuần, MWG giảm 0,1 điểm, tương ứng giảm 0,16% về 61.400 đồng/cp. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,94 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn 423 tỷ đồng. Thống kê cho thấy, cổ phiếu MWG bị bán tháo trong phiên hôm nay nhiều nhất tại vùng giá 60.800 đồng/cp.
Bách Hoá Xanh bị tố bán giá đỗ ngâm hóa chất cấm 6-Benzylaminopurine, gây nguy hiểm sức khỏe. Chuỗi siêu thị này có thể bị coi là đồng phạm nếu biết rõ giá đỗ chứa hóa chất nhưng vẫn phân phối, siêu thị có thể bị xem là đồng phạm và chịu trách nhiệm liên đới.
MWG bị bán mạnh trong phiên cuối tuần giữa thông tin Bách Hoá Xanh có liên quan đến vụ giá đỗ ngâm hóa chất tại Đắk Lắk. Ở diễn biến khác, YEG nằm sàn hai phiên liên tiếp sau khi tăng dựng đứng trong 7 phiên trước đó.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2024 lần đầu tiên vượt mốc 5 tỷ USD, khẳng định vị thế nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai toàn cầu.
Trước khi Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs xin lỗi vì quảng cáo quá mức, trên các gian hàng của các sàn TMĐT, kẹo rau củ Kera có doanh số bán ra khủng, thu về hàng tỷ đồng.
Có 59.944 doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn Hà Nội chậm đóng BHXH từ một tháng. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp lớn cũng xuất hiện trong danh sách này.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, địa phương gửi đề xuất cơ chế, chính sách triển khai dự án điện hạt nhân cho Bộ Công Thương trước 15/2 để xin chủ trương tại kỳ họp bất thường.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu công tác điều hành giá năm 2025 phải "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả"; phấn đấu CPI bình quân tăng khoảng 4,15% so với năm 2024.