Giá thép lại tăng, mỗi tấn đắt thêm 600.000 đồng từ hôm nay
Một loạt doanh nghiệp thép lại điều chỉnh tăng giá bán từ hôm nay (15/3). Mỗi tấn thép sẽ đắt thêm 600.000 đồng.
Doanh nghiệp thép giải thích do giá phôi thép, nguyên vật tăng cao nên phải điều chỉnh giá bán (Ảnh: HP)
Doanh nghiệp thép giải thích do giá phôi thép, nguyên vật tăng cao nên phải điều chỉnh giá bán (Ảnh: HP).Theo ghi nhận của Dân trí, một loạt công ty thép vừa thông báo điều chỉnh tăng giá bán. 2 lần điều chỉnh gần đây nhất là ngày 5/3 và 9/3.
Cụ thể, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên tăng giá thép cây, thép cuộn xây dựng lên 600.000 đồng/tấn từ 15/3. Giá chưa bao gồm VAT. Trong nhiều thông báo được gửi tới khách hàng gần đây, doanh nghiệp này đều nhấn mạnh tình hình giá phôi thép, nguyên vật tăng cao nên phải điều chỉnh giá bán.
Công ty CP Sản xuất thép Việt Đức cũng tăng giá từ ngày 15/3 cho đến khi có thông báo mới với mức tăng là 600 đồng/kg (giá chưa bao gồm VAT).
Tương tự, giá bán thép của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên - Tisco cũng được thực hiện cập nhật mới từ 15/3.
Như vậy, chỉ tính riêng từ đầu tháng 3 đến nay, thị trường thép đã trải qua tới 3 lần điều chỉnh tăng giá. Tổng cộng mức tăng là 1,6 triệu đồng, trong đó hai lần điều chỉnh gần đây là 600.000 đồng/tấn và hôm 5/3 là 400.000 đồng/tấn.
Hiện giá thép xây dựng chiếm tỷ lệ lớn trong cấu thành giá các công trình xây dựng. Theo tính toán của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, thép xây dựng chiếm khoảng 18 - 20% giá thành xây dựng chung cư cao tầng. Còn với công trình xây dựng cầu đường, chi phí thép xây dựng lớn hơn.
Do vậy, khi giá thép tăng chóng mặt như hiện nay, nhiều nhà thầu than đau đầu, ngán ngẩm với nguy cơ lỗ nặng, nhiều công trình lo vỡ tiến độ. Ngoài thép, nhiều nguyên vật liệu khác cũng đang tăng giá như nhôm, dây điện, cát…, theo chia sẻ từ phía doanh nghiệp xây dựng.
Trong báo cáo chuyên đề công bố mới đây, nhóm chuyên gia VnDirect cho rằng, cùng với giá dầu, phân bón, giá thép có thể neo ở mức cao do cuộc xung đột Nga - Ukraine gây gián đoạn không nhỏ đến chuỗi cung ứng mặt hàng thép.
"Một số doanh nghiệp ngành thép có thể được hưởng lợi từ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, do Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, khiến giá bán neo cao và nhu cầu xuất khẩu gia tăng", chuyên gia công ty chứng khoán này nhận định.
Nguyễn Khánh
-
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
-
Những con số ấn tượng về hành trình VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng
-
Eximbank ra mắt dịch vụ thanh toán Garmin Pay qua thẻ Eximbank Mastercard: Bước đột phá cho lối sống năng động
-
Eversolar hợp tác kinh doanh trạm sạc nhượng quyền V-Green
-
Vinfast hợp tác FGF hỗ trợ khách hàng thu cũ xe xăng, đổi mới ô tô điện
-
Kỳ tích phục hồi ngoạn mục của bệnh nhân 60 tuổi liệt tứ chi, từng sống nhờ máy thở