3 lãnh đạo TPS đồng loạt xin từ nhiệm trước thềm đại hội cổ đông
Ba thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS - mã chứng khoán: ORS) đã đồng loạt nộp đơn xin từ nhiệm trong cùng một ngày vì "lý do cá nhân".
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là nguồn vốn cho doanh nghiệp, nhưng nghịch lý là vai trò của cổ đông thiểu số, đại diện vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa đang trở thành lực cản khiến doanh nghiệp khó tăng vốn.
Trên lý thuyết, khi Nhà nước chỉ còn nắm dưới 36% cổ phần, vai trò điều hành và kiểm soát lẽ ra đã chuyển giao cho khu vực tư nhân - những người sẵn sàng đầu tư và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh. Thế nhưng, do cơ chế quản lý phần vốn Nhà nước hiện hành, các đại diện cổ đông vẫn tham gia vào quá trình xét duyệt đầu tư, tăng vốn và cả tái cấu trúc doanh nghiệp - những quyết định lẽ ra thuộc về Hội đồng quản trị và đại hội cổ đông, trong đó phần lớn là các nhà đầu tư tư nhân. Hệ quả là gì? Là sự đình trệ, là sự thận trọng quá mức làm chậm kế hoạch phát triển hoặc trì hoãn việc tái cấu trúc cần thiết và cơ hội thị trường bị bỏ lỡ.
Không chỉ khó ở góc độ tài chính mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tài sản và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, như trường hợp Công viên Văn hóa Đầm Sen, dù có lợi thế quỹ đất rộng, tiềm năng và thương hiệu lâu năm, công viên này vẫn chưa thể tái đầu tư và nâng cấp dịch vụ, chỉ vì phần vốn Nhà nước còn hiện diện và đại diện cổ đông không “gật đầu”. Đây không còn là chuyện nội bộ doanh nghiệp, mà là sự lãng phí tài sản công và cơ hội phát triển chung.
Nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng, dù phần vốn Nhà nước rất nhỏ, nhưng quy trình nội bộ lại yêu cầu phải xin ý kiến, báo cáo, thậm chí chờ phê duyệt từ đại diện Nhà nước cho các khoản vay, chiến lược dài hạn... Điều này khiến họ mất đi lợi thế thời gian - yếu tố sống còn trong cạnh tranh.
Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam không ngần ngại nói thẳng: “Các doanh nghiệp cần sự chủ động, minh bạch và nhất quán. Không thể mãi vá víu bằng chỉ thị hay biện pháp hành chính. Đã đến lúc cần một cuộc cải tổ thực sự trong cách quản lý phần vốn nhà nước sau cổ phần hóa”. Theo đề xuất của Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam, cần tháo gỡ bốn vấn đề sau để giải quyết tắc nghẽn này, càng sớm càng tốt. Cụ thể:
Thứ nhất, cần thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước: Ưu tiên thoái vốn hoàn toàn tại các doanh nghiệp Nhà nước không còn giữ vai trò then chốt theo định hướng phát triển. Đây là bước đi chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp vận hành hoàn toàn theo nguyên tắc thị trường, tự chủ hơn trong huy động vốn và triển khai các chiến lược đầu tư.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế xác định giá khởi điểm khi thoái vốn một cách khách quan, minh bạch và sát với thị trường. Đề xuất cụ thể là mời tối thiểu ba tổ chức thẩm định giá độc lập để đưa ra mức định giá, sau đó lấy giá trung bình làm căn cứ xác định giá đấu giá. Điều này không chỉ đảm bảo tính công bằng, tránh thất thoát tài sản Nhà nước mà còn tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư, thúc đẩy quá trình thoái vốn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ việc thoái vốn. Nguồn thu này nên được ưu tiên phục vụ các chương trình đầu tư phát triển trọng điểm của quốc gia, thay vì để vốn Nhà nước “kẹt” trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không còn nắm quyền chi phối. Đây là sự chuyển dịch nguồn lực từ những nơi kém hiệu quả sang những lĩnh vực ưu tiên, tạo động lực mới cho tăng trưởng.
Thứ tư, ban hành hướng dẫn cụ thể và rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của cổ đông Nhà nước thiểu số. Cần quy định rõ ràng rằng khi Nhà nước là cổ đông thiểu số, quyền và nghĩa vụ của đại diện phần vốn phải tuân thủ nghiêm ngặt theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, tránh can thiệp sâu vào các hoạt động điều hành chiến lược mà không có quyền chi phối. Điều này tạo ra một hành lang pháp lý minh bạch, đảm bảo sự linh hoạt cần thiết cho doanh nghiệp.
Ông Đặng Hồng Anh nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi hoàn toàn hiểu và chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo toàn vốn Nhà nước, nhưng đồng thời cũng mong muốn có một cơ chế quản lý linh hoạt và phù hợp với thực tiễn kinh tế thị trường. Nếu các vướng mắc được tháo gỡ, doanh nghiệp có thể huy động vốn, tăng đầu tư, tạo việc làm và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế - đây cũng chính là mục tiêu mà cả khu vực công và tư cùng hướng đến”.
Nghị quyết 68 đã xác định rõ vai trò trung tâm của kinh tế tư nhân. Nhưng nếu những rào cản như trên không được tháo gỡ, thì lời hô hào chỉ dừng ở khẩu hiệu. Một môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng, tôn trọng pháp quyền và thúc đẩy đổi mới sáng tạo không thể tồn tại song song với một cơ chế can thiệp “nửa vời” của cổ đông Nhà nước.
Cải
cách không thể chỉ dựa vào sự thiện chí. Cải cách cần hệ thống, cần pháp lý, và
trên hết - cần dũng khí chính trị để thay đổi một thực trạng kéo dài quá lâu.
Doanh nghiệp sau cổ phần hóa cần được “giải phóng” khỏi sự can thiệp hành chính không cần thiết. Khi vốn Nhà nước không còn giữ quyền chi phối, thì cơ chế quản lý cũng phải chuyển mình. Đó không chỉ là yêu cầu của doanh nghiệp, mà còn là yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại - nơi mà sự chủ động và linh hoạt là chìa khóa cho mọi sự phát triển.