Doanh nhân gốc Việt và 'cú sốc thương vụ 1 tỷ USD'

Thứ năm, 31/05/2018, 19:25 PM

Doanh nhân 29 tuổi gốc Việt tại Đức Mai Vũ Minh được biết đến như một điển hình người trẻ thành đạt trên thương trường quốc tế. Những năm gần đây, ông trở về quê hương đầu tư, đặc biệt là các chiến lược khởi nghiệp cho người trẻ nhưng khi vừa bắt tay vào việc lại gặp ngay cú “sốc” với mạng xã hội.

19

Bỗng dưng… mang tiếng xấu

 Trong cuộc trao đổi về câu chuyện kinh doanh với PV Tiền Phong, ông Mai Vũ Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sapa Thale, cho rằng, tại Việt Nam, đôi khi văn hoá doanh nghiệp vô tình là rào cản thu hút đầu tư. Nói về văn hoá ứng xử này, không khó để biết ông Minh đang nhắc tới thương vụ “làm ăn” 1 tỷ USD mà cách đây một năm báo chí tốn không ít giấy mực.

 Ngay từ khi bắt đầu có ý định đầu tư số vốn “khủng” 1 tỷ USD vào dự án ứng dụng gọi xe điện tử mang tên Face car, tên tuổi ông Minh bắt đầu được săn lùng. Không chỉ Hãng thông tấn Bloomberg xác nhận trên hệ thống Termina về tài sản của doanh nhân này, Hiệp hội doanh nhân Việt- Đức cũng cho biết công việc kinh doanh của ông Minh ở Đức với cương vị là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sapa Thale, một doanh nghiệp có tiếng tại đây với nhiều thương vụ đầu tư đa ngành có giá trị lớn.

anh_1_fotor_fotor_ndyx

Đối với  Face car, đại diện của doanh nhân Mai Vũ Minh tại Việt Nam cho biết, sự việc giữa Công ty Sapa Thale Holding về hợp tác đầu tư phát triển dự án Face car tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức thẩm định và thương lượng các điều khoản hợp tác. Ngay cả công ty quản lý dự án, đối tác cũng chưa thành lập. Tuy nhiên, sau đó nhóm khởi nghiệp sáng lập Face car và ông Minh thấy không phù hợp để cùng đầu tư phát triển dự án này nên việc ký kết hợp đồng hợp tác giữa hai bên không tiến hành.

 Thế nhưng, sau đó tháng 3/2017, sự việc được người sáng lập ra Face car là Trần Nam lên mạng xã hội “tố” ông Mai Vũ Minh “có dấu hiệu lừa đảo khách hàng”. Hàng loạt facebook khác bắt đầu “hùa” theo cùng chia sẻ, bình luận ác ý về doanh nhân này. Trong khi đó, thương vụ mới chỉ dừng ở ý định hợp tác, đang trong kế hoạch thương thảo và bàn bạc chiến lược thì đã bị quy chụp là “có dấu hiệu lừa đảo” khiến danh dự của ông Minh cùng các cộng sự bị ảnh hưởng, thậm chí gây nên hoang mang cho các nhà đầu tư khác.

Chờ lời xin lỗi

 Sau khi thông tin về vụ việc lan toả trên mạng xã hội và báo chí, đại diện của Công ty Sapa Thale Holding tại Việt Nam đã làm việc với ông Trần Nam. Theo đó, người đại diện Sapa Thale Holding cho biết, trong cuộc làm việc này, ông Trần Nam nói việc các trang báo, facebook đưa tin ông “tố” ông Mai Vũ Minh, Công ty Sapa Thale và các cộng sự của ông Minh “Có dấu hiệu lừa đảo” trong dự án Face car diễn ra vào hồi tháng 3/2017 là không đúng sự thật. Đại diện Sapa Thale Holding  cho rằng ông Nam khẳng định “phía ông Minh và Sapa Thale Holding không lừa đảo gì ông”.

 Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại phía ông Nam vẫn không công khai xin lỗi ông Minh cùng cộng sự và công ty Sapa Thale Holding về việc họ bị bôi nhọ và vu khống. Đại diện phía Sapa Thale Holding tại Việt Nam cho biết đã lập vi bằng, thu thập đầy đủ chứng cứ và sẽ tiến hành gửi đơn kiện cũng như nhờ các cơ quan chức năng vào cuộc để trả lại uy tín, danh dự cho ông Minh cũng như Sapa Thale Holding. 

 Ông Mai Vũ Minh đã chính thức hợp tác với Trường ĐH Giao thông vận tải  triển khai phần mền gọi xe APPP dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay.

Ông Mai Vũ Minh đã chính thức hợp tác với Trường ĐH Giao thông vận tải triển khai phần mền gọi xe APPP dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay.

Trao đổi với Tiền Phong người sáng lập Face car cho rằng ông đã gỡ các lời “không hay” về doanh nhân Việt kiều trên mạng xã hội và nói với phóng viên vụ việc đã qua đi và không muốn nhắc tới câu chuyện này nữa. “Nó đã là quá khứ”- người này khép lại.

 Luật sư Nguyễn Tri Đức- Đoàn luật sư TPHCM cho rằng khi nạn nhân bị đối tượng xấu dùng Facebook để tung tin vu khống, bôi xấu thì điều đầu tiên cần thiết thu thập chứng cứ bằng cách tìm đến văn phòng Thừa Phát Lại để yêu cầu được hỗ trợ lập “vi bằng” về hình ảnh nội dung trang facebook đã tung tin vu khống mình. “Vi bằng” chính là  chứng cứ pháp lý duy nhất để nạn nhân đó gửi “Đơn tố cáo” kèm “vi bằng” đến cơ quan công an sở tại để  tố cáo vụ việc.

“Nếu quả thật các bằng chứng ghi nhận sự việc thỏa mãn các điều kiện cụ thể được qui định về “Tội vu khống” theo điều 156 Bộ Luật Hình sự hiện hành, tùy theo tính chất, tình tiết và hậu quả gây nên các đối tượng phạm tội có thể bị truy tố theo tội danh nêu trên với các khung hình phạt được qui định”- luật sư Đức nói.

“Tôi từng viết trên trang Facebook cá nhân là “nghi ngờ lừa đảo” và tôi thấy không đúng nên sau đó tôi đã xóa thông tin viết không tốt về ông Minh, còn các trang tin lấy thông tin đăng là việc của các trang chứ tôi không liên quan”- ông Nam nói.

Ngọc Lâm

Theo Tiền Phong

largeer