Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước từ năm 2025

Thứ hai, 21/10/2024, 19:51 PM

Từ tháng 7-2025, cách tính lương hưu sẽ thay đổi theo quy định mới của Luật BHXH 2024, áp dụng chung cho khu vực Nhà nước và doanh nghiệp.

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi 2024, có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, đã điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước và doanh nghiệp như nhau. Theo đó, Luật BHXH mới sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp tính lương hưu bằng cách lấy mức bình quân tiền lương tháng của một số năm đóng BHXH cuối cùng đối với những người làm việc trong khu vực nhà nước.

Từ năm 2025, cách tính lương hưu của cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều dựa trên mức bình quân tiền lương của toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm

Từ năm 2025, cách tính lương hưu của cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều dựa trên mức bình quân tiền lương của toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm

Còn trong khu vực doanh nghiệp, phương pháp tính lương hưu đối với người lao động vẫn được duy trì như trước đây. Mức lương hưu sẽ được tính dựa trên mức bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian tham gia BHXH, tiếp nối quy định của Luật BHXH 2014.

Tuy nhiên, đối với người đóng BHXH từ năm 2025, cách tính lương hưu của cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp sẽ thống nhất, đều dựa trên mức bình quân tiền lương của toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm.

Người lao động vừa làm việc ở cơ quan nhà nước, vừa làm việc ở doanh nghiệp tư nhân sẽ tính bình quân lương của cả hai giai đoạn để tính lương hưu. Đối với công chức, viên chức, mức lương để tính BHXH sẽ bao gồm lương cơ bản, các loại phụ cấp và hệ số bảo lưu lương (nếu có).

Còn người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương để tính BHXH sẽ bao gồm lương cơ bản, các loại phụ cấp và các khoản thưởng đều đặn khác.

Nếu trong thời gian nghỉ việc, người lao động vẫn nhận được mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương bình thường để đóng BHXH, sẽ đóng bảo hiểm theo đúng mức lương nhận được. Các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.

Bên cạnh đó, Luật BHXH 2024 đã thay thế khái niệm "mức lương cơ sở" bằng "mức tham chiếu". Mức tham chiếu này sẽ được dùng để tính toán nhiều khoản liên quan đến BHXH như mức đóng, mức hưởng. Hiện nay, Chính phủ quy định mức tham chiếu bằng với mức lương cơ sở nhưng trong tương lai, mức tham chiếu có thể được điều chỉnh riêng biệt.

Mức tham chiếu sẽ được xác định sao cho không thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm bãi bỏ và sẽ được điều chỉnh định kỳ dựa trên các yếu tố như lạm phát, tăng trưởng kinh tế và khả năng tài chính của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

    

Theo Hồng Đào (Người lao động)

largeer