Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào logistics: Vấn đề cấp thiết
Ngành dịch vụ logistics của Việt Nam vẫn là một mảnh đất đầy tiềm năng. Nhiều chuyên gia nhận định, việc ứng dụng CNTT đối với DN logistics trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cho thấy những lợi ích thiết thực. Trong đó lợi ích mà CNTT đối với hoạt động logistics và chuỗi cung ứng thông qua thương mại điện tử là rõ ràng nhất. Tuy nhiên, để đẩy mạnh công nghệ vào logistics, doanh nghiệp Việt còn phải cải thiện nhiều, và vai trò của nhà nước cũng hết sức quan trọng.
Các chuyên gia cho rằng, các công ty cần nhìn nhận vai trò của CNTT như là một trong những yếu tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng và góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ logistics. Ngoài ra, các công ty cũng cần chú trọng xây dựng chiến lược CNTT như là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Lê Duy Hiệp – Chủ tịch HH doanh nghiệp Logistics Việt Nam nhận định, đối với các doanh nghiệp, phải nên nghĩ việc ứng dụng CNTT vào logistics là một xu thế tất yếu. Phải ứng dụng trong tất cả các khâu, chuỗi cung ứng dịch vụ mà chúng ta đang cung cấp. Ngay cả với những ứng dụng công nghệ mới như Blockchain trong quản trị logistics cũng là một yêu cầu.
Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cần có ý thức chủ động hơn trong việc tiếp cận, đầu tư ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ, từ đó tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường cạnh tranh được dự báo sẽ ngày càng gay gắt như hiện nay.
Dưới góc độ nghiên cứu, ông Trần Duy Dũng – Chủ tịch Hội đồng giáo khoa Trường logistics Việt Nam chia sẻ, để làm tốt việc ứng dụng và kết nối thì phải có một chiến lược như thế cộng với sự tham gia của một số doanh nghiệp, một số nhà cung cấp giải pháp, một số nhà nghiên cứu tư vấn và thậm chí những tổ chức đầu tư. Lúc đấy mọi người cảm thấy yên tâm là mình cố làm tốt phần của mình để hoàn toàn khẳng định là những giải pháp ứng dụng trong lĩnh vực xuất khẩu, lĩnh vực logicstics bất kể là thị trường trong nước hay là thị trường nước ngoài đều có thể ứng dụng được.
Các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp logistic cũng cần chú trọng cải thiện và xây dựng mới hạ tầng CNTT, đặc biệt là ứng dụng hệ thống EDI nhằm từng bước cải thiện công tác chuyển giao dữ liệu và số hóa dữ liệu, tăng tính bảo mật và tốc độ chuyển giao dữ liệu. Một phần ngân sách cho hoạt động kinh doanh cần được sử dụng để đầu tư vào CNTT nhằm ứng dụng hiệu quả những phần mềm mới cần thiết cho hoạt động logistics như RFID, Barcode, đám mây logistics… Đặc biệt, các công ty logistics có thể hướng đến sự hợp tác với các công ty phần mềm để đặt hàng những ứng dụng chuyên biệt với công ty, qua đó có thể tận dụng tối đa hiệu quả của từng ứng dụng.
Các doanh nghiệp dẫn dắt về ngành logistics cũng đang mạnh dạn đầu tư vào việc viết những phần mềm tích hợp về quản trị logistics. Mong họ làm sao phải phổ cập chi phí cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp logistics. Ngoài ra các doanh nghiệp dẫn dắt dịch vụ logistics trên thị trường có thể chia sẽ việc ứng dụng CNTT trong quảng trị logistics mà đặc biệt là các phần mềm tích hợp để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ứng dụng được.
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã đưa ra một số xu hướng công nghệ và triển vọng phát triển ngành logistics, đó là việc ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý hoạt động logistics, thương mại điện tử và ngành công nghiệp tự động hóa, internet kết nối vạn vật, kỹ thuật phân tích dự báo và dữ liệu lớn, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường, trí tuệ nhân tạo… Những giải pháp công nghệ này có thể được áp dụng ở tất cả các khâu của chuỗi logistics.
Bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM cho biết, ứng dụng CNTT phù hợp và hiệu quả không chỉ là bài toán của riêng các công ty logistics mà còn là trách nhiệm cần tham gia của các cơ quan quản lý nhằm xây dựng chính sách phù hợp tạo động lực và thúc đẩy CNTT trong lĩnh vực logistics phát triển bền vững.
Các chuyên gia còn đưa ra một số đề xuất thúc đẩy áp dụng các giải pháp công nghệ đó là tạo hành lang pháp lý hỗ trợ phát triển và ứng dụng giải pháp công nghệ trong ngành logistics; xây dựng chính sách thúc đẩy liên kết thương mại điện tử và logistics; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp logistics đầu tư công nghệ.
Nguyễn Ngọc
-
Nghịch lý giá ô tô nhập khẩu
-
Thị trường ô tô tăng trưởng mạnh
-
Chiếc ô tô huyền thoại của Toyota chỉ có giá hơn 700 triệu đồng, người Việt thèm muốn
-
Những mẫu xe mạnh nhất phân khúc SUV hạng C: Góp mặt toàn tên tuổi gạo cội, xe 'made in Việt Nam' vượt trội
-
ADB nhận định: Ngành công nghiệp sáng tạo số sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương
-
Nhà mạng có tốc độ internet di động nhanh nhất Việt Nam