97% Gen Z sử dụng AI để làm bài tập, thậm chí để vào đại học
Gần như toàn bộ thế hệ Gen Z đang dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) để vượt qua trường lớp.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Cựu CEO Google Eric Schmidt cho rằng Siêu trí tuệ nhân tạo (ASI) có thể sớm xuất hiện, vượt xa trí tuệ con người và làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế tri thức hiện tại.
Trong các phát biểu gần đây, Eric Schmidt - CEO của Google trong giai đoạn từ 2001 đến 2011 – liên tục cảnh báo về bước tiến công nghệ chưa từng có của trí tuệ nhân tạo. Ông nhấn mạnh rằng khi phần lớn dư luận còn đang tập trung vào các rủi ro ngắn hạn như đạo đức, quyền riêng tư, hay thất nghiệp do tự động hóa, thì một thay đổi mang tính bước ngoặt đang âm thầm diễn ra: sự hình thành của Siêu trí tuệ nhân tạo (ASI).
Khác với Trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) – hệ thống có thể tư duy như con người, ASI là cấp độ trí tuệ vượt trội hoàn toàn, không chỉ hơn từng cá nhân mà còn vượt qua cả trí tuệ tập thể của toàn nhân loại. Schmidt cho biết các hệ thống AI hiện nay đang tiến rất nhanh tới ngưỡng này, đặc biệt nhờ khả năng tự cải tiến đệ quy – khi AI tự học, tự viết lại và tối ưu hóa chính nó mà không cần con người can thiệp.
Tại Thung lũng Silicon, nhiều chuyên gia công nghệ đã hình thành một mốc thời gian chung gọi là “Sự đồng thuận San Francisco”: AGI sẽ đạt được trong 3–5 năm tới và ASI có thể xuất hiện chỉ 1–2 năm sau đó. Theo Schmidt, đây không còn là kịch bản viễn tưởng, mà là nhận định chung trong nội bộ các công ty phát triển AI hàng đầu.
“Con người chưa thực sự hình dung điều gì sẽ xảy ra khi trí thông minh đạt đến cấp độ này,” ông nói.
Schmidt cho rằng tốc độ phát triển của AI hiện vượt xa khả năng phản ứng của các hệ thống chính sách, pháp luật và thể chế toàn cầu. “Không có ngôn ngữ nào mô tả được những gì sẽ xảy ra. Không có khuôn khổ pháp lý nào đủ nhanh để theo kịp. Công nghệ đang phát triển nhanh hơn xã hội và luật pháp có thể thích ứng,” ông nhận định.
Sự chênh lệch giữa tốc độ đổi mới và khả năng quản lý đang tạo ra một khoảng trống nguy hiểm. Khi ASI xuất hiện, nó có thể vô hiệu hóa các hệ thống vận hành truyền thống – từ quản trị doanh nghiệp đến điều hành quốc gia. Điều này đặt nhân loại vào thế bị động trước một dạng trí tuệ không bị giới hạn về tốc độ xử lý, khối lượng kiến thức hay khả năng học hỏi.
Schmidt nhấn mạnh rằng đây không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật, mà còn là thách thức mang tính hiện sinh. Xã hội hiện tại chưa có công cụ lý luận, mô hình đạo đức, hay thiết chế toàn cầu đủ mạnh để kiểm soát hoặc thậm chí là hiểu đầy đủ về ASI.
Trước viễn cảnh đó, ông đưa ra hai kịch bản có thể xảy ra: Một là cuộc phục hưng công nghệ, nơi siêu trí tuệ giúp nhân loại giải quyết những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, bệnh tật hay đói nghèo. Hai là khủng hoảng toàn diện, nơi con người đánh mất quyền kiểm soát vào tay hệ thống mình từng tạo ra.
Một trong những dự đoán gây chú ý nhất của Schmidt là AI có thể khiến phần lớn công việc lập trình trở nên lỗi thời chỉ trong vòng một năm tới. Ông dẫn chứng thực tế hiện nay: “Khoảng 10–20% mã nguồn tại các phòng nghiên cứu của OpenAI và Anthropic đã được AI tự viết".
Theo ông, những hệ thống này không chỉ giúp tăng tốc quá trình phát triển phần mềm, mà còn đang dần tự động hóa toàn bộ chuỗi công việc – từ viết mã, kiểm tra lỗi, đến tối ưu hóa và cải tiến.
Khi khả năng tự học và xử lý ngôn ngữ lập trình của AI tiếp tục được cải thiện, Schmidt cho rằng AI sẽ vượt qua cả các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mã hóa nâng cao và lập luận có cấu trúc. Điều này đặt ra viễn cảnh trong đó vai trò của lập trình viên con người sẽ thu hẹp lại thành người giám sát hoặc bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quy trình phát triển phần mềm.
Dù từng được xem là “nghề của tương lai”, lập trình hiện đang đứng trước nguy cơ trở thành một trong những ngành nghề đầu tiên bị ảnh hưởng sâu sắc bởi AI. Không dừng ở đó, Schmidt cảnh báo rằng nhiều ngành tri thức khác – từ y tế, tài chính đến truyền thông – cũng sẽ đối mặt với kịch bản tương tự.
Eric Schmidt khẳng định rằng cảnh báo của ông không dựa vào giả định, mà xuất phát từ các cuộc đối thoại thực tế trong giới phát triển công nghệ. “Đây không còn là câu hỏi ‘nếu’, mà là ‘bao giờ’ và ‘chúng ta có kiểm soát được không’", ông nói.
Theo ông, thay vì tiếp tục tranh luận về những rủi ro ngắn hạn, thế giới cần chuyển trọng tâm sang chuẩn bị thể chế dài hạn, xây dựng các mô hình quản trị phù hợp, đầu tư vào giáo dục, và thúc đẩy đối thoại toàn cầu về hậu quả cũng như tiềm năng của AI thế hệ mới.
“Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mà công nghệ có thể vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của chính con người. Nếu không hành động ngay, chúng ta có thể mất cơ hội định hình tương lai theo hướng tích cực".