Brazil 'đáp trả' thuế quan Mỹ, doanh nghiệp cà phê lo lắng
Sau khi bị Mỹ áp thuế 50%, người dân và doanh nghiệp Brazil đã có những màn đáp trả đầy bất ngờ. Ngành cà phê lại đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Dưới áp lực từ Tổng thống Trump, Coca-Cola đã đồng ý quay trở lại sử dụng đường mía sau 40 năm. Quyết định này không chỉ là một sự thay đổi công thức, mà còn là một cuộc đối đầu kinh tế - chính trị phức tạp.
Một biểu tượng của nước Mỹ, Coca-Cola, đang đứng trước một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử 40 năm qua. Không phải vì một chiến lược kinh doanh mới mà là do một áp lực trực tiếp từ Nhà Trắng. Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng ông đã thuyết phục thành công gã khổng lồ đồ uống này từ bỏ siro ngô để quay trở lại sử dụng đường mía thật trong các sản phẩm bán tại Mỹ, một động thái hứa hẹn sẽ trả lại hương vị nguyên bản cho người tiêu dùng, nhưng cũng châm ngòi cho một cuộc tranh luận nảy lửa.
Để hiểu được tầm quan trọng của sự thay đổi này, cần nhìn lại lịch sử. Coca-Cola nguyên bản ra đời năm 1886 vốn được làm từ đường mía (sucrose). Tuy nhiên, vào những năm 1970 - 1980, các chính sách bảo hộ của chính phủ Mỹ đã đẩy giá đường nhập khẩu lên cao, trong khi lại trợ cấp mạnh mẽ cho ngành trồng ngô.
Trước tình hình đó, các công ty thực phẩm, trong đó có Coca-Cola, đã đưa ra một quyết định mang tính kinh tế, thay thế đường mía đắt đỏ bằng siro ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS), một loại "đường lỏng" giá rẻ. Kể từ năm 1985, gần như toàn bộ sản phẩm Coca-Cola tại Mỹ đều sử dụng HFCS. Trong khi đó, ở các thị trường như Mexico hay châu Âu, công thức truyền thống với đường mía vẫn được giữ lại.
Sự khác biệt trong công thức đã tạo ra một huyền thoại trong giới sành uống: "Coca-Cola Mexico". Nhiều người tiêu dùng Mỹ sành sỏi khẳng định rằng Coca-Cola sản xuất tại Mexico với đường mía có vị "sạch hơn và tươi mát hơn" so với phiên bản Mỹ. Dù giá đắt hơn, họ vẫn sẵn sàng tìm mua các sản phẩm nhập khẩu này.
Các phân tích khoa học cũng ủng hộ quan điểm này. Về mặt hóa học, đường mía (sucrose) là sự kết hợp cân bằng 1:1 giữa glucose và fructose, tạo ra một vị ngọt mượt mà, phức hợp. Trong khi đó, HFCS có tỷ lệ fructose cao hơn một chút (thường là 55%) và ở dạng tự do, tạo ra một vị ngọt trực tiếp và gắt hơn. Các cuộc thử nghiệm mù vị giác cũng đã xác nhận rằng một bộ phận đáng kể người tiêu dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.
Quyết định quay trở lại với đường mía của Coca-Cola không chỉ là một sự thay đổi về hương vị. Nó là một nước cờ kinh tế - chính trị phức tạp. Coca-Cola sẽ phải rũ bỏ một chuỗi cung ứng siro ngô đã được xây dựng vững chắc trong 40 năm đồng thời đối mặt với sự phản kháng từ "lobby ngô" – một trong những thế lực chính trị có ảnh hưởng nhất trong ngành nông nghiệp Mỹ.
Ngay lập tức, John Bode, Chủ tịch của Hiệp hội các nhà tinh chế ngô, đã chỉ trích mạnh mẽ động thái này, nói rằng: "Việc thay thế đường lỏng bằng đường mía sẽ loại bỏ hàng nghìn việc làm trong ngành sản xuất thực phẩm của Mỹ. Nó sẽ làm giảm thu nhập của nông dân và dẫn đến việc tăng nhập khẩu đường từ nước ngoài".
Nước cờ của Tổng thống Trump cũng đầy nghịch lý bởi ông Trunp là một người luôn đề cao chủ nghĩa "Nước Mỹ trên hết", lại đang thúc đẩy việc sử dụng đường mía (phần lớn phải nhập khẩu) thay vì siro ngô (được sản xuất từ ngô của nông dân Mỹ).
Các chuyên gia cho rằng, đây không chỉ là ý thích bất chợt của một chính trị gia. Nó là sự giao thoa giữa áp lực chính trị và một xu hướng tiêu dùng ngày càng mạnh mẽ, nơi người tiêu dùng đòi hỏi các sản phẩm có thành phần sạch và minh bạch hơn.
Với vị thế là thương hiệu đồ uống số một thế giới, quyết định của Coca-Cola có thể sẽ tạo ra một hiệu ứng domino, ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách về thành phần của toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống của Mỹ trong những năm tới. Và đối với ông Trump, một người nổi tiếng với thói quen uống 12 lon diet cola mỗi ngày, đây có lẽ còn là một chiến thắng cá nhân, khi ông có thể sẽ sớm được thưởng thức hương vị Coca-Cola mà ông cho là "ngon hơn".