Chợ đen sửa chip AI nở rộ ở Trung Quốc: Khi lệnh cấm của Mỹ tạo ra ngành kinh doanh béo bở
Chủ nhật, 27/07/2025 09:30 (GMT+7)
Lệnh cấm xuất khẩu chip AI của Mỹ đã vô tình tạo ra một ngành công nghiệp sửa chữa ngầm trị giá hàng triệu USD tại Trung Quốc, chuyên hồi sinh những con chip cao cấp của Nvidia bị buôn lậu.
Trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung, Washington đã dựng lên một "bức tường lửa" nhằm ngăn chặn các loại chip Trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất chảy vào Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, không chỉ các con chip cao cấp như H100 và A100 của Nvidia vẫn tiếp tục được tuồn vào Trung Quốc qua các kênh buôn lậu, mà chính lệnh cấm này còn vô tình khai sinh ra một ngành công nghiệp mới, dịch vụ sửa chữa chip chợ đen.
Các chip cao cấp H100 và A100 của NVIDIA tiếp tục chảy vào thị trường Trung Quốc thông qua các kênh buôn lậu. Ảnh: X
Nhu cầu sửa chữa rất lớn
Tại Thâm Quyến, "thung lũng Silicon" của Trung Quốc, hàng chục các công ty nhỏ đã mọc lên như nấm sau mưa, chuyên cung cấp một dịch vụ độc nhất, hồi sinh những con chip AI bị hỏng. Do các sản phẩm này được mua bán bất hợp pháp, chúng không được hưởng chính sách bảo hành chính hãng của Nvidia. Khi một con chip trị giá hàng chục nghìn USD bị lỗi, các chủ sở hữu không còn cách nào khác ngoài việc tìm đến các dịch vụ sửa chữa ngầm này.
"Nhu cầu sửa chữa hiện tại thực sự rất lớn", một chủ doanh nghiệp, người đã có 15 năm kinh nghiệm sửa chữa card đồ họa, cho biết. Công ty của ông đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, lấn sân sang mảng sửa chữa chip AI từ cuối năm ngoái và công việc kinh doanh phát đạt đến mức ông phải thành lập một công ty riêng chỉ để phục vụ mảng này, khả năng sửa chữa lên tới 500 con chip mỗi tháng.
Để chứng tỏ năng lực, các công ty này thậm chí còn đầu tư xây dựng những phòng thử nghiệm hiện đại, có khả năng mô phỏng môi trường của một trung tâm dữ liệu thực thụ để kiểm tra và xác nhận chất lượng sửa chữa.
Hệ quả không mong muốn của lệnh cấm
Sự bùng nổ của ngành công nghiệp sửa chữa này chính là một bằng chứng gián tiếp, xác nhận rằng một lượng lớn chip Nvidia bị cấm vẫn đang được buôn lậu vào Trung Quốc. Nhiều tài liệu mời thầu công khai thậm chí còn cho thấy các cơ quan chính phủ và quân đội Trung Quốc cũng đã tìm cách mua được những con chip này.
Về phía Nvidia, họ khẳng định chỉ có công ty và các đối tác được ủy quyền mới có thể cung cấp dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật. Họ cảnh báo rằng việc sử dụng các sản phẩm bị hạn chế trong một môi trường không được cấp phép là "không khả thi, cả từ góc độ kỹ thuật lẫn chi phí".
Washington tìm cách bịt lỗ hổng
Trước thực trạng này, các nhà lập pháp Mỹ đang nỗ lực tìm cách bịt các lỗ hổng. Một dự luật lưỡng đảng đã được đề xuất, yêu cầu phải có cơ chế theo dõi dòng chảy của các bộ chip để có thể xác định vị trí của chúng sau khi được bán ra. Tổng thống Trump cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến này.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh dường như vẫn còn rất cam go. Khi nào nhu cầu về sức mạnh tính toán AI tại Trung Quốc vẫn còn cao, và lợi nhuận từ việc buôn lậu và sửa chữa chip vẫn còn hấp dẫn thì chợ đen công nghệ cao này có lẽ sẽ vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, thách thức các nỗ lực kiểm soát của Washington.
CEO Nvidia Jensen Huang đang nổi lên như một nhân vật trung gian quyền lực mới, thay thế tỷ phú Elon Musk trong việc kết nối giữa Bắc Kinh và Washington, đặc biệt là sau thành công trong việc dỡ bỏ lệnh cấm chip H20.
Nvidia đang đứng trước nguy cơ phải tiêu hủy toàn bộ lô chip AI trị giá 4,5 tỷ USD vốn thiết kế riêng cho thị trường Trung Quốc. Dù đã tinh chỉnh để tuân thủ quy định, số chip này vẫn bị chặn lại bởi lệnh cấm xuất khẩu mới từ chính phủ Mỹ, khiến hãng rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
Tổng thống Trump bất ngờ có động thái hòa giải với tỷ phú Elon Musk, tuyên bố sẽ không hủy bỏ các hợp đồng của chính phủ và mong muốn các công ty của Elon Musk "thịnh vượng chưa từng thấy".
Sau hội nghị thượng đỉnh tại Bắc Kinh, Trung Quốc và EU đã ra tuyên bố chung, khẳng định cam kết làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác, giải quyết mâu thuẫn thương mại, cùng nhau chống lại chủ nghĩa tách rời.
Cuộc tranh cãi công khai hiếm thấy giữa Tổng thống Trump và chủ tịch Fed Jerome Powell đã phơi bày những căng thẳng âm ỉ giữa hai nhân vật quyền lực nhất nền kinh tế Mỹ.
Thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Nhật Bản dù được thị trường chứng khoán chào đón, lại vấp phải sự phản đối dữ dội từ chính các ông lớn ngành công nghiệp ô tô Mỹ, những người cho rằng họ đang bị đặt vào thế bất lợi.
CEO Francois Christiaan Conradie, người sáng lập khu bảo tồn thiên nhiên 5 sao ở Nam Phi đã bị một con voi đực tấn công và giẫm chết chỉ trong vòng 30 giây.