Cảnh báo chiêu trò gửi 'Lệnh bắt giữ và phong toả tài sản' nhắm vào sinh viên
Thứ năm, 27/03/2025 13:09 (GMT+7)
Một sinh viên Đại học Nguyễn Tất Thành bất ngờ nhận văn bản "Lệnh bắt giữ hình sự và phong tỏa tài sản" với các thông tin cá nhân trùng khớp.
Ngày 26/3, Phòng Công tác sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành cho biết đơn vị vừa phát thông báo cảnh báo đến sinh viên về một hình thức
lừa đảo mới.
Theo đó, các đối tượng giả danh công an và viện kiểm sát, gửi
“lệnh bắt giữ” cùng thông tin “phong tỏa tài sản” nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, một
sinh viên năm nhất báo cáo với Phòng Công tác sinh viên về việc nhận được cuộc
gọi từ người tự xưng là cán bộ Công an TP Hà Nội. Đối tượng yêu cầu sinh viên
tham gia cuộc gọi Zoom để chứng minh không liên quan đến nhóm rửa tiền qua
chương trình trao đổi sinh viên khóa hè tại Nhật Bản do trường tổ chức.
Đi kèm cuộc
gọi là văn bản thông báo “Lệnh bắt giữ hình sự và phong tỏa tài sản” và
"Thông báo được chọn chương trình trao đổi sinh viên khóa hè tại Nhật Bản".
Các thông báo giả mạo nhằm lừa đảo sinh viên. Ảnh: NTTU
Lệnh
bắt giữ giả có các thông tin như ngày phát lệnh, cơ quan phát lệnh là Viện Kiểm
sát Nhân tân tối cao, thông tin người nhận như họ tên, CCCD, ngày sinh trùng với
sinh viên, thời hạn phát lệnh truy nã/hạn chế, tội danh...
Sau khi xác minh, Phòng Công tác sinh viên khẳng định đây là
văn bản giả mạo và là chiêu thức lừa đảo tinh vi. Ngay lập tức, nhà trường phát
đi thông báo khẩn, khuyến cáo toàn thể sinh viên nâng cao cảnh giác trước thủ
đoạn này.
Hiện nay,
xuất hiện nhiều trường hợp các đối tượng mạo danh cơ quan công an, tòa án, shipper,
công ty điện lực gọi điện để lừa đảo. Các đối tượng thường lên cách kịch bản
tinh vi, sử dụng các thông tin cá nhân khai thác được để khiến nạn nhân tin tưởng,
làm theo chỉ dẫn.
Các chuyên
gia nhận định, nguyên nhân chính của các vụ lừa đảo giả mạo shipper gần đây xuất
phát từ việc thông tin khách hàng bị rò rỉ. Dữ liệu có thể bị lộ từ nhiều nguồn,
từ việc người dùng bị nghe lén, theo dõi trên các thiết bị thông minh cho đến lỗ
hổng bảo mật tại đơn vị lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng.
Theo phân
tích của chuyên gia, các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn, với
mức độ chính xác cao trong thông tin mà kẻ gian khai thác. Đồng thời, tình trạng
mua bán dữ liệu trái phép ngày càng phổ biến và phức tạp. Chính điều này giúp
các đối tượng lừa đảo có được thông tin chi tiết hơn về người dùng.
Để tránh bị
lừa đảo, người dân cần nâng cao cảnh giác với các cuộc gọi từ số lạ, kiểm tra
thông tin bằng cách xác minh thông qua các nguồn tin cậy, tuyệt đối không cung
cấp mã OTP, số tài khoản ngân hàng hoặc thông tin đăng nhập với bất kỳ ai,
không truy cập vào đường link lạ. Nếu nghi ngờ bị lừa đảo cần báo ngay cho cơ
quan Công an nơi gần nhất để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng
theo quy định của pháp luật.
nTrust là ứng dụng phòng chống lừa đảo do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia phát triển và vận hành, giúp người dùng đối phó với các hình thức lừa đảo phổ biến như cuộc gọi giả mạo, trang web lừa đảo, tài khoản ngân hàng đáng ngờ hay ứng dụng chứa mã độc.
Lừa đảo trực tuyến gia tăng và trở nên tinh vi hơn khi tội phạm mạng sử dụng công nghệ mới như Deepfake, Deepvoice (những công nghệ ứng dụng AI) để tạo hình ảnh
Thời gian vừa qua, lực lượng CSGT các tỉnh thành liên tục phát hiện, xử lý tình trạng xe cứu thương lạm dụng đèn tín hiệu, còi hú, đèn nháy khi lưu thông trên đường.
Diễn đàn VOZ vừa thông báo tạm ngừng hoạt động đối với người dùng tại Việt Nam từ ngày 27/3/2025, chỉ hai ngày sau khi yêu cầu thành viên xác thực tài khoản bằng số Căn cước công dân.
Hyundai Creta 2025 vừa được ra mắt tại Thái Lan với nhiều nâng cấp về thiết kế và trang bị. Mẫu CUV cỡ B này cũng sắp được mang về phân phối tại nước ta.