Các nhóm ngành, doanh nghiệp niêm yết bị tác động mạnh từ thuế đối ứng 46% của Mỹ
Thứ tư, 09/04/2025 10:58 (GMT+7)
Báo cáo phân tích của VCBS chỉ ra động thái áp thuế đối ứng 46% từ Mỹ tác động lên một số ngành và doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
Ngày 2/4, Tổng thống
Mỹ Donal Trump công bố Sắc lệnh áp thuế 10% với
toàn bộ hàng hoá từ tất cả các quốc gia, có hiệu lực từ ngày 5/4/2025. Bên cạnh
đó, Mỹ sẽ áp thuế đối ứng, hiệu lực từ ngày 9/4, đối với hàng hóa từ các quốc
gia/vùng lãnh thổ mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn, loại trừ một số mặt hàng có
tầm quan trọng với kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.
Theo Mỹ
đánh giá, thuế quan áp
dụng cho Mỹ bao gồm
thao túng tiền tệ và rào cản thương mại từ Việt Nam là 90%, và thuế đối ứng 46% là mức mà
quốc gia này áp cho Việt Nam . Theo đó, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia
bị đánh thuế cao nhất
Một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế quan đối ứng gồm: Các mặt hàng thép/nhôm và ô tô/phụ tùng
ô tô đã chịu thuế theo Mục 232; Các
mặt hàng đồng, dược phẩm, chất bán dẫn và gỗ xẻ; Vàng thỏi và một số khoáng sản nhất định
khác không có sẵn tại Mỹ; Các
mặt hàng chịu thuế 50 USC 1702.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong khi chờ đợi các thông
tin về quyết định thuế quan cuối cùng, có thể xuất hiện áp lực tăng lên tỷ giá.
Mặc dù vậy, VCBS vẫn kỳ vọng chính sách tiền tệ có thể được điều hành theo chiều
hướng tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp, và hướng tới mục tiêu
tăng trưởng bền vững.
Nguồn: VCBS
Báo cáo
phân tích của VCBS chỉ ra động thái áp thuế từ Mỹ ảnh hưởng lên một số ngành cụ
thể như sau:
Vật liệu xây dựng
Đối với nhóm
ngành Vật liệu xây dựng, VCBS nhận định, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng
từ thuế ở mức trung lậpnhư Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG),
Thép Nam Kim (NKG). Thép
và tôn mạ không nằm
trong danh mục chịu thuế đối ứng, chỉ chịu Thuế theo Mục 232, mức Thuế 25% đối
với sản phẩm thép NK vào Mỹ. Tuy
nhiên, tôn mạ đang chịu
điều tra chống bán phá giá tại
thị trường này.
Nhựa Bình
Minh (BMP) không
xuất khẩu sang Mỹ, nên hầu như không chịu ảnh hưởng từ luật thuế mới.
Sản phẩm đá ốp lát thạch anh của CTCP Phú Tài (PTB) và Công ty cổ phần
VICOSTONE (VCS) được đánh giá là chịu tác động rất tiêu cực, có thể phải chịu thuế 46% sau ngày 9/4.
Đối với gạch,
kính, sen sứ của Viglacera (VGC) chịu tác động tiêu cực. Doanh số xuất khẩu năm 2024 của VGC chiếm
~9% tổng doanh thu cả năm, do đó vậy tác động đến ngành VLXD của Viglacera là
không quá đáng kể. Tuy nhiên, việc áp thuế có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu
thuê KCN trong thời gian tới của VN, mảng này hiện đang chiếm 23% doanh thu năm
2024.
Dệt may chịu tác động rất tiêu cực từ thuế đối ứng 46%
Về nhóm ngành
Dệt may,VCBS đánh giá loạt công ty dệt may như Thành Công (TCM),
Dệt may TNG (TNG), May Sông Hồng (MSH),
Vinatex (VGT), đều chịu tác động rất tiêu cực.
Trong đó, TCM
có thị trường xuất khẩu đa dạng, với hơn 70% đến từ thị trường châu Á, tỷ trọng
xuất khẩu sang Mỹ giảm dần trong những năm gần đây.
VCBS đánh giá loạt công ty dệt may chịu tác động rất tiêu cực bởi thuế quan của Mỹ. Nguồn: Stockbiz
TNG chịu
ảnh hưởng trực tiếp do tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ cao, thuế quan của
Mỹ áp dụng với Ấn Độ và Bangladesh (hai đối thủ cạnh tranh với hàng dệt may Việt
Nam) thấp hơn Việt Nam.
MSH và VGT chịu
ảnh hưởng trực tiếp do tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ cao, thuế quan của
Mỹ áp dụng với Ấn Độ và Bangladesh (hai đối thủ cạnh tranh với hàng dệt may Việt
Nam) thấp hơn Việt Nam.
Riêng Sợi
Thế Kỷ (STK) chịu tác động tiêu
cực do ngành sợi Việt Nam chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dệt
may xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Mỹ. Với mức thuế mới, các doanh nghiệp
dệt may sẽ đối mặt với chi phí tăng cao, dẫn đến giảm đơn hàng và nhu cầu
nguyên liệu sợi.
Nhóm ngành thực phẩm
Các công ty
Vĩnh Hoàn (VHC), Thực
phẩm Sao Ta (FMC) và Minh Phú (MPC) chịu tác động rất tiêu cực. Trong khi đó, Navico
(ANV), IDI và Camimex (CMX) chịu tác động trung lập.
VHC chịu
ảnh hưởng lớn do Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ đạo. Mức thuế này giảm lợi thuế
cạnh tranh của cá tra Việt Nam
so với các đối thủ khác như Trung
Quốc (34%).
FMC có tỷ
trọng xuất khẩu cá tra
cao thứ 2 trong cơ cấu doanh thu. Mức thuế này càng làm giảm lợi thế cạnh tranh
của tôm Việt Nam so với
đối thủ Ecuador (10%) và Ấn Độ (26%).
MPC có tỷ
trọng xuất khẩu tôm cao
trong cơ cấu doanh thu. Mức thuế này càng làm giảm lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam so với đối thủ
Ecuador (10%) và Ấn Độ (26%). VCBS
đưa ra khuyến nghị doanh nghiệp có thể chuyển hướng sang các thị trường
Nhật Bản (18,6%), Úc (16%), EU (19%).
Ngành hoá chất
Đức Giang (DGC) có sản phẩm chính là photpho chịu tác động trung lập, ảnh
hưởng không đáng kể. Trong
khi Cao su Đà Nẵng (DRC) có sản phẩm chính là săm lốp xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng 28% doanh thu năm 2024,
chịu tác động rất tiêu cực. Hiện lốp
xe DRC đang chịu thuế CBPG 22,3% và sau 9/4 có thể phải chịu thêm 46% thuế đáp
trả.
Ngành cảng biển cũng chịu tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ. Ảnh: VGP
Ngành vận tải/cảng
Gemadept (GMD), Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), Vận tải Biển
Việt Nam (VOS), Container Việt Nam (VSC) đều chịu tác động tiêu cực do gián tiếp từ hoạt động
XNK hàng hóa Mỹ.
Đối với GMD
chịu ảnh hưởng gián tiếp do cảng là ngành phụ thuộc vào xuất nhập khẩu
hàng hóa. 2024 kim nghạch XK của Việt Nam sang Mỹ đạt 119 tỷ USD (+23,3% yoy).
HAH chịu
ảnh hưởng gián tiếp do vận tải container là ngành phụ thuộc vào xuất nhập khẩu
hàng hóa. Ảnh hưởng gián tiếp các tuyến nội Á và giá thuê tàu định hạn tuyến nội
Á có thể ảnh hưởng giảm do Thuế quan đối ứng của Mỹ.
VOS chủ yếu vận tải hàng rời (gần 80% năng lực là vận tải
hàng rời, 20% là dầu/hóa chất), nên phụ thuộc vào cung-cầu XNK hàng rời. Chịu
tác động gián tiếp bởi thuế
quan đối ứng của Mỹ
Vận tải Dầu khí (PVT) ít chịu tác động từ chính sách Thuế quan đối ứng của Mỹ,
PVT chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ thị trường vận tải dầu, hàng rời thế giới do
70% tỷ trọng doanh thu là vận tải quốc tế.
Các doanh nghiệp như Đồng Phú (DPR), Phước Hòa (PHR), Cao su
Việt Nam (GVR) chủ yếu xuất cao su sang Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ
< 10%. Nhưng doanh thu cho thuê khu công nghiệp và nhận đền bù đất cho các dự
án khu công nghiệp có thể chậm lại.
Ngành khu công nghiệp
Các doanh nghiệp chịu tác động rất tiêu cực do ảnh hưởng đến
nhu cầu thuê của các doanh nghiệp XNK, FDI. Các doanh nghiệp có thể kể đến như
Becamex IDC Corp (BCM), Đầu tư Sài Gòn (SIP), Sonadezi Châu Đức (SZC), IDICO
(IDC), Kinh Bắc (KBC).
Ngành chứng khoán
Các công ty chứng khoán lớn như SSI, HCM có tỷ trọng lợi nhuận
lớn từ cho vay margin và hoạt động đầu tư giấy tờ có giá sẽ chịu tác động tiêu cực. Trong khi ở chiều ngược
lại, các công ty chứng khoán nhỏ có tỷ trọng lớn đến từ đầu tư cổ phiếu như
VIX, SHS sẽ chịu tác động rất
tiêu cực.
Ngoài ra, VCBS
cũng đánh giá các ngành ngân hàng,dầu khí,phân bón, điện, nước, bán
lẻ, ô tô, công nghệ, xây dựng, bất động sản hầu hết bị tác động trung lập.
VCBS đánh giá
các ngân hàng bị ảnh hưởng trung lập. Tuy nhiên, ngân hàng có tỷ trọng nợ
FDI lớn có thể bị ảnh hưởng gián tiếp. Cụ thể, các ngân hàng có dư nợ xuất nhập khẩu, FDI lớn là nhóm
ngân hàng quốc doanh (VCB, CTG, BID). Một số ngân hàng đang tập trung đẩy mạnh
tiếp cận nhóm FDI như VPB, TCB, MBB cũng sẽ gặp những thách thức ngắn hạn trong
việc mở rộng tín dụng mảng này
PVS, PVD, GAS, BSR, PLX chịu tác động trung lập, biến động
chủ yếu do gián tiếp từ biến động giá dầu và nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, VCBS cũng nhận định rủi ro từ chiến tranh thương mại có thể gián tiếp ảnh hưởng nhu cầu tiêu thụ, làm giảm sản
lượng tiêu thụ.
Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với thách thức lớn do có thể bị áp mức thuế đối ứng 46% từ Mỹ, Tiến sĩ Scott McDonald - giảng viên Đại học RMIT cho rằng, để duy trì khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp Việt phải nhanh chóng xem xét lại thị trường, chuỗi cung ứng và chiến lược của mình.
Tiến sĩ Chu Thanh Tuấn, Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân Kinh doanh thuộc Đại học RMIT Việt Nam, nếu áp dụng đúng chiến lược, Việt Nam không chỉ vượt qua “cơn bão” trước mức thuế quan từ Mỹ mà còn có thể vươn lên mạnh mẽ hơn.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng quyết định áp thuế chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế-thương mại cùng có lợi giữa hai nước, không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Sáng nay (17/4), CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tại Hà Nội. Sự kiện công bố kết quả kinh doanh năm 2024 và quý I/2025 và hé lộ mục tiêu năm nay.
Cứ đến mỗi mùa kiểm toán, sự chênh lệch số liệu đột biến không phải là điều xa lạ. Trong mùa kiểm toán 2024, nhóm các doanh nghiệp bất động sản là nhóm bị thay đổi lợi nhuận nhiều nhất, có đơn vị lỗ chồng thêm lỗ.
Dù đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm nay, nhưng cổ phiếu FPT thời gian qua chịu áp lực bán mạnh. Chỉ trong quý I/2025, FPT bị bán ròng gần 6.900 tỷ đồng và xu hướng này vẫn chưa dừng lại. Riêng phiên 16/4, cổ phiếu công nghệ này nằm sàn.
Giữa làn sóng phẫn nộ của dư luận liên quan vụ việc gần 600 loại sữa giả vị phanh phui, Công ty Alama Việt Nam - đơn vị sản xuất và phân phối sữa HIUP đã lên tiếng về sự việc trên trang fanpage.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ra quyết định xử phạt CTCP Cao ốc Phương Đông và Ngân hàng TMCP Tiên Phong vì những vi phạm liên quan trái phiếu.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Báo Điện tử Chính phủ nhân dịp Việt Nam đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) 2025, ông Scott Morris, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhấn mạnh: Việt Nam đang có cơ hội bứt phá để trở thành hình mẫu tăng trưởng xanh nếu xây dựng được một môi trường chính sách đủ mạnh, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và bảo đảm công bằng trong quá trình chuyển đổi.