Ăn chay tốt cho sức khỏe trong mùa Vu Lan
Vào dịp này, những người theo đạo Phật ở Việt Nam thường chọn việc ăn chay như một cách để tích đức nhằm cầu phúc cho cha mẹ luôn sống khỏe mạnh và bình an. Tuy nhiên, để ăn chay mà vẫn đảm bảo cho sức khỏe là cả một vấn đề.
Lợi ích của việc ăn chay
Nhiều người không chỉ đơn thuần chọn việc ăn chay nhằm báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ trong mùa Vu Lan mà họ còn thường xuyên áp dụng chế độ ăn chay vào một số ngày trong tháng nhằm thanh lọc và tăng cường sức khỏe cho bản thân.
Ngoài ra, việc ăn chay đã dần trở thành một phong trào sống khỏe, an vui và đang được khuyến khích mạnh mẽ tại khắp nơi trên thế giới. Các món chay hiện nay phần lớn đều có nguồn gốc nguyên liệu chủ yếu từ thực vật nên chúng đa phần chứa chất đạm, chất béo, dồi dào chất xơ và không chứa cholesterol.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn chay vẫn có thể cung cấp đầy đủ cho cơ thể chất đạm, chất béo, chất bột đường vitamin và khoáng chất khi biết kết hợp thực đơn hằng ngày một cách phù hợp và đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính bao gồm đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.
Ăn chay đúng cách giúp cơ thể thải bớt chất độc ứ đọng ra ngoài giúp con người có sức khỏe tốt hơn, kéo dài tuổi thọ, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng trọng lượng cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.
Một số nhà nghiên cứu khoa học cũng cho biết, việc ăn chay mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người khi có những chế độ ăn chay đúng cách trong những khoảng thời gian hợp lý nhất định. Vậy ăn chay thế nào là đúng cách và hợp lý?
Ăn chay thế nào là đúng cách?
Ăn chay ngày càng trở nển phổ biến đối với người dân Việt Nam vào những ngày lễ, tết. Tuy nhiên, để ăn chay hiệu quả thì cần phải có những kiến thức nhất định về việc ăn chay như thế nào là ăn chay đúng cách, ăn chay ở đâu… để mang lại những lợi ích cho sức khỏe cơ thể.
Chế độ ăn phải đảm bảo tính khoa học, kết hợp một cách hợp lý các nhóm thực phẩm để tránh bị thiếu hụt dưỡng chất, người ăn cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất chính như: Đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Ăn chay cần cân bằng tỷ lệ các nhóm thực phẩm tinh bột - đạm - đường - béo - xơ; hạn chế đồ chay giả mặn vì món thường được nhà sản xuất cho thêm một số chất phụ gia để tạo hình, tạo màu, tạo mùi.
Để đảm bảo sức khỏe, người ăn chay nên "thiết kế" thực đơn có ít nhất 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày nhằm cung cấp đủ chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón và ưu tiên chế biến bằng phương pháp hấp hoặc luộc giữ nhiều dưỡng chất tự nhiên trong thực phẩm hơn chiên xào.
Lưu ý, đối với những người bệnh huyết áp, tim mạch cần lưu ý nêm nhạt, ít dầu mỡ. Cần ăn ít, nhai nhiều và nhai kỹ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Mỗi bữa ăn nên duy trì từ 20 đến 30 phút để thức ăn được nghiền kỹ với men tiêu hóa, dịch vị. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, yaourt là nguồn cung phong phú protein, canxi, vitamin A và B12.
Ngày nay, ăn chay không còn là thói quen ăn uống đạm bạc của những bậc tu hành nữa. Ăn chay đủ chất, khoa học đã trở thành một phong trào sống khỏe, an vui và đang được khuyến khích mạnh mẽ tại khắp nơi trên thế giới.
Mỹ Triều
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội