Việt Nam 2 năm liên tục xuất khẩu ổn định trái vú sữa vào Mỹ

Thứ năm, 20/12/2018, 09:24 AM

Sau 10 năm cố gắng đàm phán, từ cuối năm 2017 những lô vú sữa đầu tiên của Việt Nam đã xuất sang Mỹ. Và hiện nay Việt Nam vẫn đang đầu tư mạnh vào loại trái đặc sản này để tiếp tục giữ vững cũng như mở rộng xuất khẩu sang thị trường nhiều tiềm năng này.

2018 là năm thứ 2 trái vú sữa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

2018 là năm thứ 2 trái vú sữa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Đại diện công ty Vina T&T cho biết từ cuối năm 2017 đã xuất được những lô hàng đầu tiên là vú sữa vào Mỹ và tín hiệu phản hồi từ thị trường này là rất tích cực. Theo đó, việc được Mỹ nhập khẩu đã mở ra hướng đi mới cho người trồng vú sữa. Mỗi kg vú sữa trồng theo quy trình GAP có giá bán trong nước dao động từ 25.000 - 30.000 đồng. Mức giá này sẽ tăng lên 2 - 3 lần khi vào thị trường Mỹ.

Ông Nguyễn Đình Tùng -TGĐ Cty CP XNK Vina T&T chia sẻ,"trái vú sữa từ 26/12 đã xuất được đơn hàng vú sữa đầu tiên vào Hoa Kỳ. Hiện nay mỗi tuần cũng đang xuất được 20 cotainer (mỗi cotainer 800 kg) vào thị trường Hoa Kỳ. Tôi bất ngờ vì trái vú sữa bán với giá rất cao và sự kỳ vọng vào thị trường này là rất lớn".

Năm 2018 là năm thứ hai trái vú sữa Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Hiện nay, theo thống kê sơ bộ, diện tích trồng cây vú sữa đạt khoảng 5.000 ha trong đó trồng nhiều nhất là Tiền Giang (3.100 ha), Cần Thơ (1.200 ha), năng suất đạt khoảng 18-22 tấn/ha. Và đến thời điểm này, tỉnh Tiền Giang đã xuất khẩu được 43 tấn trong tổng nguồn nguyên liệu dự kiến đạt 400 tấn được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đầu tháng 12 đến nay, 276 nông dân ở các huyện: Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành tham gia chương trình sản xuất vú sữa xuất khẩu sang Mỹ bước vào cao điểm thu hoạch rộ khoảng 103 hecta đã được ngành chuyên môn thẩm định và cấp mã code vùng trồng truy nguyên nguồn gốc. Trong quá trình sản xuất, nông dân chấp hành nghiêm ngặt các quy định của Cơ quan kiểm dịch động vật Mỹ, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh có nguồn gốc sinh học, ghi nhật ký sản xuất, nhất là thực hiện tốt việc bao trái. Cục Bảo vệ thực cũng đã phối hợp với các địa phương, rà soát các vùng trồng vú sữa, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre. Cục này sẽ cùng địa phương, hướng dẫn trồng, chăm sóc theo quy trình VietGAP, quy định của Mỹ, cơ quan bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số vùng trồng. 

Việc xuất khẩu quả vú sữa vào thị trường Mỹ rất khó khăn, do vậy, nếu không có hoặc ít doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng để phát triển thị trường này thì rất phí. Cục cũng yêu cầu các đơn vị kiểm dịch thực vật, kêu gọi, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vú sữa sang thị trường Mỹ, thu về giá trị cao nhất từ loại quả này.

 Theo lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, quả vú sữa có tiềm năng thị trường rất lớn. Vấn đề muốn giữ và phát triển được thị trường, từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, bao gói, xử lý phải tuân thủ đúng truy định và doanh nghiệp tham gia vào chuỗi phải đủ tiềm lực để xuất khẩu.

Nguyễn Ngọc

Theo NTD
Từ khóa:

largeer