TP HCM: Kiến nghị sớm làm đường nối Sài Gòn với các tỉnh
UBND TP HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm triển khai dự án Vành đai 3 và 4 với tổng mức đầu tư hơn 154.000 tỷ đồng để giảm ùn tắc, phát triển kinh tế.
Động thái này được đưa ra do hai dự án đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch gần 10 năm trước nhưng đến nay tuyến Vành đai 3 mới làm được một đoạn ngắn (16 km), còn tuyến Vành đai 4 vẫn "án binh bất động".
Do đây là các tuyến kết nối vùng nên vốn đầu tư lấy từ ngân sách Trung ương và Bộ Giao thông Vận tải được giao nhiệm vụ quản lý.
Cụ thể, đường Vành đai 3 TP HCM dài gần 90 km, gồm 4 đoạn với tổng vốn khoảng 55.805 tỷ đồng. Trong đó, tiền giải phóng mặt bằng hơn 5.630 tỷ tại 4 địa phương.
Theo UBND TP, tuyến đường Vành đai 3 khi được xây dựng hoàn chỉnh sẽ kết nối Quốc lộ 1, Quốc lộ 22 với các tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, TPHCM - Trung Lương, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, TPHCM - Mộc Bài; góp phần tăng cường liên kết vùng, rút ngắn thời gian lưu thông giữa các tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; hình thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh theo quy hoạch; phân luồng hiệu quả các loại phương tiện giao thông (hạn chế quá cảnh vào trung tâm TP), giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường. Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An đã cùng thống nhất cao về sự cần thiết và tính cấp bách phải thực hiện đầu tư khép kín Vành đai 3. Tuy nhiên, do dự án chưa xác định được nguồn vốn đầu tư nên chưa có đủ cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Đối với tuyến đường Vành đai 4 có vai trò quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ tính kết nối liên vùng (trong đó có kết nối đến Khu đô thị cảng Hiệp Phước), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tuyến đường Vành đai 3, 4 là các tuyến kết nối vùng, thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách Trung ương và Bộ GTVT là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý. Tuy nhiên, đến nay chỉ có một phần đường Vành đai 3 thuộc Dự án thành phần 1A và Dự án thành phần 1B được Bộ GTVT phê duyệt. Các đoạn còn lại đến nay chưa được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, chưa xác định được phương thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư nên TPHCM chưa thể triển khai phương án ứng vốn theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP.
TP. Hồ Chí Minh dự kiến thành lập thành phố phía Đông
Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ khép kín đường Vành đai 3, 4, UBND TP kiến nghị Bộ GTVT, đối với Vành đai 3, tập trung đẩy nhanh các thủ tục, tiến độ đầu tư hoàn thành các dự án khép kín Vành đai 3 trong giai đoạn 2020 - 2025. Cụ thể, đối với dự án thành phần 1A, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng sau khi Hiệp định vay được ký kết. Đối với dự án thành phần 1B được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư, sớm triển khai khởi công dự án. Đối với các đoạn còn lại báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, sớm phê duyệt chủ trương thực hiện dự án sử dụng vốn ODA theo đề xuất của Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án Hạ tầng giao thông Cửu Long để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Đối với Vành đai 4 kiến nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các Bộ, ngành xem xét, đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư đối với các đoạn tuyến thuộc Vành đai 4. Trong giai đoạn 2020 - 2025, cần thông qua chủ trương đầu tư để có cơ sở xác định ranh giải phóng mặt bằng, xác định nguồn vốn đầu tư, kêu gọi đầu tư và triển khai xây dựng trong giai đoạn sau năm 2025.
P.V
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội