Amazon muốn mua lại TikTok
Amazon đã đưa ra một lời đề nghị vào phút chót để mua lại TikTok trước hạn chót ngày 5/4 để nền tảng này không bị cấm trên đất Mỹ.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Thỏa thuận về việc tách riêng hoạt động của TikTok tại Mỹ bị hoãn lại do kế hoạch tăng mạnh thuế nhập khẩu áp dụng với hàng hóa Trung Quốc do Chính phủ Mỹ đưa ra.
Sau nhiều tháng đàm phán, Chính phủ Mỹ và ByteDance – công ty mẹ của TikTok – được cho là đã gần đạt được thỏa thuận về tương lai của ứng dụng này tại thị trường Mỹ. Theo đề xuất, TikTok sẽ chuyển đổi thành một công ty mới có trụ sở tại Mỹ, do các nhà đầu tư Mỹ nắm giữ và điều hành.Trong khi đó, ByteDance sẽ phải giảm tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ xuống dưới 20%. Cấu trúc của thỏa thuận gần như đã hoàn tất vào ngày 2/4.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán gặp trở ngại sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch tăng mạnh thuế nhập khẩu với các đối tác thương mại, trong đó áp mức thuế 54% lên hàng hóa Trung Quốc. Đại diện ByteDance cho biết giới chức Trung Quốc sẽ không phê duyệt thỏa thuận hiện tại cho đến khi hai bên đàm phán lại về thuế quan. Trước tình hình này, ông Trump ngày 4/4 tuyên bố gia hạn thêm 75 ngày để các bên đạt được đồng thuận.
ByteDance lần đầu xác nhận đang thương thảo với Chính phủ Mỹ về TikTok, nhấn mạnh rằng còn nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết và bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc. Trong khi đó, ông Trump tái khẳng định mong muốn Trung Quốc hợp tác để hoàn tất thương vụ, đồng thời để ngỏ khả năng giảm thuế nếu Bắc Kinh đồng ý. “Chúng tôi hy vọng tiếp tục đàm phán thiện chí với Trung Quốc, dù tôi hiểu họ không hài lòng với các mức thuế đối ứng,” ông Trump nói. “Chúng tôi không muốn ngắt kết nối TikTok.”
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng lên tiếng, khẳng định lập trường nhất quán: “Trung Quốc luôn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, đồng thời phản đối các hành vi vi phạm nguyên tắc kinh tế thị trường.”
Cùng ngày 4/4, Tổng thống Trump và các quan chức Mỹ đã xem xét đề xuất mua lại TikTok từ một số nhóm nhà đầu tư Mỹ, bao gồm Oracle, Blackstone và Andreessen Horowitz. Amazon cũng tham gia cạnh tranh nhưng không được đánh giá cao. Ngoài ra, các đề xuất khác đến từ tỷ phú Frank McCourt, YouTuber MrBeast, startup Perplexity AI và AppLovin Corp cũng đang được cân nhắc. Diễn biến này cho thấy TikTok vẫn là tâm điểm chú ý trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Hồ sơ pháp lý của TikTok năm ngoái cho biết các nhà đầu tư toàn cầu nắm giữ khoảng 58% cổ phần ByteDance. Nhà sáng lập Zhang Yiming - hiện sống tại Singapore - sở hữu 21% và phần còn lại thuộc về nhân viên từ nhiều quốc gia, bao gồm khoảng 7.000 người Mỹ.
Tiktok được một nửa dân số Mỹ sử dụng. Giới chức Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng TikTok để thu thập dữ liệu người dùng Mỹ. Tuy nhiên, Tiktok cho rằng Mỹ đã hiểu sai về mối liên hệ giữa công ty với Trung Quốc. Họ khẳng định thuật toán đề xuất nội dung và dữ liệu người dùng đều được lưu trữ tại Mỹ trên hệ thống điện toán đám mây của Oracle. Các quyết định kiểm duyệt nội dung ảnh hưởng đến người Mỹ cũng được thực hiện ngay tại Mỹ.