Thương lái Trung Quốc lùng mua trái cây: Vừa mừng, vừa lo

Thứ hai, 01/04/2019, 09:38 AM

Thời gian gần đây, các thương lái Trung Quốc vào tận vườn gom mua một số loại trái cây với giá cao khiến người trồng vui mừng. Tuy nhiên, niềm vui này chỉ nhất thời, vẫn còn đó những nỗi lo.

Trung Quốc đã siết các yêu cầu nhập khẩu trái cây từ Việt Nam và một số nước Đông Nam Á từ tháng 5/2018. Tuy nhiên, do cần thời gian chuẩn bị nên Việt Nam yêu cầu dời lại đến tháng 6/2019. “Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được cấp hạn ngạch. Họ phải quy hoạch vùng nguyên liệu đạt chuẩn

Trung Quốc đã siết các yêu cầu nhập khẩu trái cây từ Việt Nam và một số nước Đông Nam Á từ tháng 5/2018. Tuy nhiên, do cần thời gian chuẩn bị nên Việt Nam yêu cầu dời lại đến tháng 6/2019. “Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được cấp hạn ngạch. Họ phải quy hoạch vùng nguyên liệu đạt chuẩn

Gom mua là bình thường

Các thương lái Trung Quốc đang gom mua nhiều nhất là sầu riêng, mít Thái và thanh long. Giá mua cao hơn so với thời điểm cuối năm 2018. Nhiều nhà vườn cho biết, với giá bán hiện tại thì có lãi khá cao.

Ông Nguyễn Thành Nhân, nông dân trồng sầu riêng ở thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) cho biết, các thương lái đang gom mua với giá 65.000-70.000 đồng/kg. So với thời điểm rộ hàng cuối năm 2018, giá này đã tăng gấp đôi.

Theo một số nhà vườn khác ở tỉnh Tiền Giang, trái mít Thái cũng được các thương lái Trung Quốc săn lùng với giá cao. Giá mua tại vườn đạt 60.000-65.000 đồng/kg. Mít Thái mới được trồng ào ồ ạt gần đây tại Tiền Giang và một số tỉnh miền Tây Nam bộ vì bán được giá. Đại diện UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, việc gom mua trái cây của các thương lái Trung Quốc hiện vẫn chưa có dấu hiệu gì bất thường, vẫn được quản lý tốt.

Tại huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận), ông Dương Hồng Anh trồng hơn 2ha thanh long ruột trắng cũng vui mừng vì bán được giá. Hiện giá thanh long ruột trắng tại vườn từ 16.000-20.000 đồng/kg. So với thời điểm rớt giá cuối năm 2018 chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, là đã có lời nhiều. Giá thanh long ruột đỏ cũng đang ở mức cao, đạt 35.000-40.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch Tập đoàn Vina T&T, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây, đánh giá chuyện thương lái Trung Quốc gom mua trái cây gần đây là bình thường. Lúc nào họ cũng gom mua. Họ gom ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á chứ không chỉ ở Việt Nam. Sầu riêng Thái Lan đang hiếm hàng nên họ gom ở Việt Nam, mít Thái thì dân Trung Quốc đang cần nhưng chưa trồng được nhiều nên bán được giá cao.

Ông Tùng cho biết, giá thanh long ruột đỏ lúc cao điểm có khi đến 70.000 đồng/kg, sầu riêng là 100.000 đồng/kg. Giá hiện tại chỉ bằng một nửa giá lúc cao điểm.

Empty

Nỗi lo thương lái Trung Quốc

Hiện tại trái cây bán được giá cao nhờ nghịch mùa, chất lượng trái cao. Khoảng tháng 6-9 rộ mùa, trái cây Trung Quốc cũng nhiều thì trái cây Việt Nam lại đi vào giai đoạn rớt giá. Ngoài ra, giai đoạn này mưa nhiều khiến chất lượng trái cây giảm, sâu bệnh tăng cao, khiến giá rớt thê thảm. Lúc này thanh long có giá 500-1.000 đồng/kg là chuyện bình thường. Bởi vậy, ông Dương Hồng Anh cho biết đang dưỡng vườn thanh long chứ không tập trung cho ra trái, mỗi gốc thanh long chỉ giữ lại vài bông.

Bên cạnh quy luật thị trường đó, việc thương lái Trung Quốc tăng mua lúc này cũng để lại nhiều nỗi lo. Khi họ mua giá cao, vô tình khiến người dân đổ xô trồng các loại trái cây bán được giá. Vài năm sau thu hoạch hàng nhiều, thương lái có cơ hội ép giá, nông dân lãnh đủ.

Ngoài ra, họ gom mua khiến nông dân tranh thủ tìm bán hết hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây trong nước. Chẳng hạn như Tập đoàn Vina T&T, mỗi năm xuất khẩu gần 15.000 tấn trái cây đi các nước, chủ yếu là Mỹ. Dù xây dựng vùng nguyên liệu kỹ lưỡng nhưng cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. “Thương lái Trung Quốc mua gom khiến giá tăng cao, một đêm trái cây tăng giá gấp 3 lần là chuyện bình thường. Nông dân trong vùng nguyên liệu tranh thủ bán giá cao cho thương lái mà giảm 1/3 sản lượng cam kết với tập đoàn cũng hay xảy ra” - ông Tùng kể.

Empty

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau Quả Việt Nam (VinaFruit) nhận xét, kể từ tháng 6/2019, khi việc xuất khẩu chính ngạch nhiều loại trái cây vào Trung Quốc được tiến hành, ảnh hưởng của việc thương lái Trung Quốc mua gom sẽ giảm bớt hoặc không còn nữa.

Trung Quốc đã siết các yêu cầu nhập khẩu trái cây từ Việt Nam và một số nước Đông Nam Á từ tháng 5/2018. Tuy nhiên, do cần thời gian chuẩn bị nên Việt Nam yêu cầu dời lại đến tháng 6/2019. “Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được cấp hạn ngạch. Họ phải quy hoạch vùng nguyên liệu đạt chuẩn để xuất khẩu, giúp hạn chế tình trạng loạn giá trái cây ở các nhà vườn hiện nay” - ông Nguyên nói.

Hiện nay Việt Nam mới được xuất chính ngạch 8 loại trái cây là thanh long, xoài, chôm chôm, mít, chuối, vải, nhãn và dưa hấu. Với những loại trái cây chưa được cấp phép xuất chính ngạch như sầu riêng, bưởi, chanh dây, khoai lang... thì thương lái Trung Quốc vẫn còn cơ hội làm giá khi thu mua tại vườn.

Vì vậy, ông Nguyên cho rằng, để tránh chạy theo thương lái Trung Quốc, nông dân chỉ còn cách liên kết với nhau hoặc vào hợp tác. Từ đó liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây (nhiều thị trường) để có được trái cây chất lượng cao và giá tốt.

Dương Nguyễn

Theo NTD