Phục hồi kinh tế TP HCM bằng cơ chế đặc thù
Đây là đề xuất của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP HCM) tại kết quả nghiên cứu "Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP HCM giai đoạn Covid-19 lần 4" vừa công bố ngày 6-9.
Các giải pháp được đưa ra dựa trên 2 giả định: Thành phố và các tỉnh giáp ranh cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 lần 4 trong tháng 9-2021 để có thể trở lại hoạt động ở điều kiện bình thường mới trong tháng 10. Đồng thời, vắc-xin ngừa Covid-19 sẽ tiếp tục được triển khai trên diện rộng để đến đầu quý IV/2021 đạt độ bao phủ 70% - 80% người dân TP HCM và các tỉnh giáp ranh được tiêm đủ 2 mũi; đến tháng 12-2021, cơ bản 70% - 80% người dân Việt Nam được tiêm vắc-xin ít nhất 1 mũi.
Nhóm nghiên cứu đề xuất Quốc hội, Chính phủ áp dụng cơ chế đặc thù để kiến tạo động lực cho thành phố nhằm giúp quá trình hồi phục kinh tế diễn ra nhanh nhất có thể, tạo tác động lan tỏa kéo theo tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. PGS-TS Hoàng Công Gia Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật, đại diện nhóm nghiên cứu - đề xuất giải pháp phát hành trái phiếu Chính phủ và chuyển giao nguồn vốn này cho thành phố sử dụng với trách nhiệm trả lãi vay. Ngoài ra, từ năm ngân sách 2022, kiến nghị trung ương cho phép tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách thành phố từ 18% lên 23% và nâng trần nợ công của thành phố để có thể phát hành trái phiếu chính quyền đô thị, giúp thành phố có đủ nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị thành phố cần kiến tạo động lực thông qua gói hỗ trợ tái tạo việc làm với đề xuất hỗ trợ 25% lương tối thiểu vùng cho doanh nghiệp (DN) duy trì ngưỡng tỉ lệ lao động, thiết lập chương trình kích cầu mới trên cơ sở chương trình hỗ trợ lãi suất đã rất thành công từ nhiều năm qua. Đồng thời, xây dựng chợ đầu mối trực tuyến, nâng cao năng lực hệ thống y tế, chú trọng tốc độ chuyển đổi số và gia tăng sự bền vững trong liên kết vùng. Cùng với đó, chính sách hỗ trợ mang tính tức thời cho cá nhân, hộ gia đình và DN bị tổn thương nặng trong giai đoạn giãn cách. Quy mô gói hỗ trợ của thành phố khoảng 22.300 tỉ đồng, tương đương 1,7% GRDP của thành phố. Để chính sách hỗ trợ đạt hiệu quả tức thời, cần đặt mục tiêu ưu tiên tốc độ hỗ trợ. Các gói hỗ trợ tập trung vào 2 hướng: Thứ nhất, hỗ trợ trực tiếp cho tổng cầu bằng cách cắt giảm thuế, tăng chi đầu tư, chi hỗ trợ việc làm, chi hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội. Thứ hai, hỗ trợ tài chính cho DN, cung cấp dòng vốn chi phí thấp… Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh chính sách phục hồi kinh tế phải gắn đồng bộ với các chính sách khác như an sinh xã hội, y tế, phòng chống dịch, tiêm vắc-xin, lao động - việc làm, giao thông vận tải…
Thái Phương
- Chính phủ sẽ xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế
- Đất nước này đã tạm thoát khỏi "địa ngục Covid" và kinh tế còn tăng trưởng mạnh nhất thế giới, bí quyết là gì?
- Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Phong làm phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
- Phú Yên: Tỉnh ủy chỉ đạo kiểm tra vụ Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách "đi xem đất"
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội