Ông Trịnh Văn Quyết giàu hơn ông Phạm Nhật Vượng, cổ phiếu họ FLC yếu thế hơn cổ phiếu họ VIC

Thứ ba, 14/11/2017, 14:58 PM

Mặc dù ông Trịnh Văn Quyết vượt qua ông Phạm Nhật Vượng để trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam nhưng cổ phiếu họ FLC vẫn đuối sức so với cổ phiếu họ VIC

Ông Trịnh Văn Quyết có giàu hơn ông Phạm Nhật Vượng?

Trong năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần tập đoàn FLC và Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần xây dựng FLC Faros dễ dàng vượt qua ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần tập đoàn Vingroup để trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Theo thị giá cổ phiếu FLC và ROS ngày 13/11, giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam của ông Quyết đạt khoảng 57.113 tỷ đồng. Trong khi đó, cổ phiếu VIC mang lại cho ông Phạm Nhật Vượng khối tài sản khoảng 49.700 tỷ đồng. 

Kém ông Quyết khoảng 7.413 tỷ đồng nên ông Vượng phải "nhường" ngôi vị số 1 trong ddanh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cho ông Quyết. Ông Quyết giữ "ngôi vương" trong khoảng thời gian khá dài và chưa có xu hướng "nhường" cho ông Vượng.

Thế nhưng, không ít nhà đầu tư thường đặt ra câu hỏi liệu ông Trịnh Văn Quyết có thực sự giàu hơn ông Vượng. Câu trả lời của Forbes là không.

trinh-van-quyet-pham-nhat-vuong-1003

Theo thống kê của Forbes, tới ngày 14/11, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đạt 3,7 tỷ USD (khoảng 84.990 tỷ đồng), cao vượt trội so với tài khoản trên thị trường chứng khoán VIệt Nam của ông Trịnh Văn Quyết. 

Có thể thấy, Forbes không chỉ tính toán cổ phiếu VIC vào tài khoản của ông Vượng. Ngoài VIC, các tài sản khác cũng đưa được vào để thống kê. Tài sản dễ thấy nhất chính là cổ phiếu VRE của Vincom Retail, công ty con của Vingroup.

Sau khi cổ phiếu VRE niêm yết trên HoSE kể từ 6/11, tài sản của ông Vượng được xác nhận tăng vọt trên Forbes. Có thể, Forbes đã đưa giá trị cổ phiếu VRE vào "túi" ông Vượng thông qua mối quan hệ "sở hữu bắc cầu" với VIC.

Hiện tại, với việc nắm giữ gần 724 triệu cổ phiếu VIC, tương đương 33,37% vốn Vingroup, ông Vượng là cổ đông cá nhân lớn nhất tại tập đoàn này. Vì vậy, nếu làm phép toán sở hữu bắc cầu, tỷ lệ không nhỏ cổ phiếu VRE sẽ thuộc về ông Vượng.

Trong khi đó, mặc dù được xác định là sở hữu 57.113 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng ông Trịnh Văn Quyết vẫn chưa được Forbes đưa vào danh sách các tỷ phú đô la của mình. Đây là thông tin được dư luận khá quan tâm trong thời gian qua.

Cổ phiếu họ FLC đuối sức so với cổ phiếu học VIC

Xét trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Trịnh Văn Quyết đang là người giàu nhất. Thế nhưng, cổ phiếu họ FLC của ông Quyết lại thua xa cổ phiếu họ VIC của ông Vượng.

Không kể cổ phiếu AMD của công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản AMD Group vừa bị FLC Faros bán chui, danh sách cổ phiếu họ FLC khá đa dạng: FLC, ROS, KLF, HAI (Công ty Cổ phần Nông dược H.A.I). Ngoài ROS được "treo" ở mức giá cao ngất ngưởng, các mã còn lại miệt mài giao dịch dưới mệnh giá.

Trong phiên giao dịch 14/11, ROS giao dịch quanh 177.000 đồng/CP. Ở mức giá này, vốn hóa thị trường FLC Faros đạt 83.721 tỷ đồng. Nhờ đó, FLC Faros lọt vào Top 10 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Dù vậy, so với số liệu mà Forbes công bố, con số này vẫn thua kém tài sản riêng của ông Vượng.

FLC, KLF và HAI thường xuyên giao dịch dưới mệnh giá. Hiện tại, thị giá của FLC chỉ hơn 6.000 đồng/CP, của KLF khoảng 3.500 đồng/CP và của HAI là 7.500 đồng/CP. Vốn hóa thị trường của 3 cổ phiếu này lần lượt là 3.840 tỷ đồng, 562 tỷ đồng và 1.367 tỷ đồng.

Tính chung, vốn hóa thị trường của cổ phiếu họ FLC đạt 89.490 tỷ đồng.

Trong khi đó, thời gian này, cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup không ngừng tăng mạnh. Với mức giá hơn 68.000 đồng/CP, cổ phiếu VIC giúp vốn hóa thị trường Vingroup đạt gần 181.000 tỷ đồng. Ngoài VIC, các cổ phiếu họ VIC cũng có giá cao và tăng trưởng mạnh trong năm 2017.

Thành viên mới nhất gia nhập cổ phiếu họ VIC là VRE. Trong phiên 14/11, dù không duy trì được đà tăng trần, VRE vẫn đạt 48.000 đồng/CP và giúp vốn hóa thị trường Vincom Retail đạt 91.252 tỷ đồng. Vincom Retail cũng lọt vào Top 10 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Không phải đợi đến 2017 cổ phiếu HBC của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình mới tăng nóng. Trước đó, HBC đã gây ấn tượng với nhà đầu tư. Giao dịch quanh mức giá 51.000 đồng/CP, HBC giúp Hòa Bình đạt 6.622 tỷ đồng.

Không gây "náo loạn" như VRE, cổ phiếu SDI là ẩn số của Vingroup. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng có vốn hóa thị trường đạt gần 11.000 tỷ đồng. SDI có nhiều thời điểm đứng trong danh sách các cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng/CP.

Theo Vy Vy - NTD

largeer